Hiện nay, nhu cầu thi công nạo vét kênh mương không có quá xa lạ đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các biện pháp thi công nạo vét kênh mương đúng kỹ thuật để lựa chọn được đơn vị thi công uy tín. Trong bài viết dưới đây, sẽ chia sẻ với các bạn độc giả biện pháp thi công nạo vét kênh mương đúng kỹ thuật hàng đầu hiện nay. Tham khảo ngay nhé!
1. Biện pháp thi công nạo vét kênh mương
Thả neo và định vị tàu hút
Đầu tiên, tàu hút bùn có 2 cọc tiếp vụ ở phía cuối con tàu. Trong khi tàu di chuyển thì cọc bước được nâng lên. Sau đó, khi tiếp cận được vị trí cần nạo hút bùn bẩn, 2 cọc tiếp vụ sẽ được đóng xuống phía dưới và cố định ở đó, giúp định vị con tàu.
Hai mỏ neo được trang bị phía trước mũi tàu. Vị trí của mỏ neo thường xuyên thay đổi theo tiến độ thi công để đảm bảo yêu cầu như sau:
- Mỏ neo chắc chắn phải cắm vào đất không bị lắc lư hoặc trôi ra ngoài.
- Vị trí mỏ neo ngang đảm bảo rằng góc kẹp của dây và góc vuông của trục luồng không bị vượt quá 15 độ.
- Mỏ neo ở dưới đất được thả bằng tàu lai. Sau khi mỏ neo bám đất, họ kéo căng các dây mỏ neo và kiểm tra độ bám đất của mỏ neo đã đủ hay chưa.
Biện pháp thả neo được tiến hành như sau:
- Chuẩn bị neo, dây cáp tời, dây phao đấu của tàu.
- Mỏ neo được đặt ở trạng thái tự do sau đó di chuyển tàu tới khu vực kênh mương cần được nạo vét.
- Khi đơn vị thi công đã xác định được địa điểm cần nạo vét, sẽ báo cho tàu thả mỏ neo xuống nước. Sau đó, thả dây cáp tời để kéo căng dây mỏ neo, kiểm tra độ bám đất của mỏ neo.
Thi công nạo vét bằng tàu
Đơn vị thi công hạ cần xén thổi xuống phía dưới mặt đất cần nạo vét. Cùng lúc đó khi máy bơm hoạt động, đơn vị thi công sẽ sử dụng cột thuỷ chí và thước đo mực nước, xác định chiều sâu hạ cần xén thổi.
Sau khi xác định cần đã xuống tới đúng vị trí, kỹ thuật viên báo giữ nguyên cần gầu. Sau đó sẽ cho tàu chạy để nạo vét bùn đất tại khu vực bị ô nhiễm.
Tiếp theo, đơn bị thi công sử dụng bước cọc định vị để kéo tàu hút bùn đất, di chuyển theo phương nằm ngang.
Do lớp đất có nhiều tầng bùn đất, kỹ thuật viên cần phải biết cách xác định chiều dài lớp bùn đất cần vét lên. Chiều dài này phải đảm bảo lớp bùn đất đó là ô nhiễm; chứ không phải lớp đất nguyên vẹn bên dưới. Để làm được điều đó, độ sâu của hạ cần gầu cuốc so với góc nghiêng phải phù hợp với nhau.
Nếu khu vực có bãi chứa đất cách đó 2 km thì có thể sử dụng bãi chứa đất đó ;và hút bùn đất thẳng từ phía dưới phun lên bãi đất chứa.
2. Lưu ý khi thi công nạo vét kênh mương
Có thể nói, việc tiến hành biện pháp thi công nạo vét kênh mương; là công việc mà không phải cá nhân nào cũng thực hiện được. Chẳng hạn, với những ao hồ, kênh rạch sâu có nhiều nguy hiểm; như sinh vật sống, bùn rác, vi khuẩn, ô nhiễm… Vì thế, khi tiến hành nạo vét, đơn vị thi công cần có đủ thiết bị để dọn dẹp; cũng như kỹ năng xử lý chuyên nghiệp.
Thông thường, nhiều người vẫn cho rằng sau khi lấy bùn đất xong ;thì cho lên bờ hoặc đổ vào bãi đất trống nào đó. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm. Trong chất thải có rất nhiều chất độc hại, vì thế chúng phải được xử lý một cách cẩn thận; phải có quy trình riêng như tách nước rồi xử lý nước. Tiếp theo, phần bùn và rác thải khô phải được chuyển thành chất rắn hoặc chất có thể đốt. Các đơn vị này sẽ được ưu tiên cấp phép; hoặc liên hệ với những nơi chuyên tiêu hủy chất thải rắn.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp xử lý thi công nạo vét kênh mương như: hút bùn; máy đào gầu xúc; xà lan chuyển bùn; xe tải; súng nước. Tuy nhiên, phụ thuộc vào đặc điểm vị trí địa lý, cầu trúc lớp đất, diện tích; và độ sâu của lớp bùn mà đơn vị thi công có thể lựa chọn phương pháp cụ thể.