Móng nhà là phần nằm dưới cùng của mỗi công trình, đóng vai trò rất quan trọng quyết định độ vững chắc của ngôi nhà. Vậy cách tính chi phí làm móng nhà chuẩn ra sao?
Phân loại móng nhà
Hiện nay, có rất nhiều loại móng nhà được ứng dụng tùy theo tính chất công trình thi công. Nhất Nghệ sẽ phân loại móng nhà thành 4 loại phổ biến dưới đây.
Móng đơn
Móng đơn là loại móng đỡ có một cột hay nhóm cột đứng sát nhau để chịu lực, kết cấu đơn giản. Có thể nói đây là loại móng tiết kiệm nhất trong các loại móng. Bởi nó chủ yếu được dùng khi sửa chữa hay cải tạo lại những ngôi nhà nhỏ lẻ. Loại móng này thường được áp dụng cho các công trình trên nền đất tốt.
Móng băng
Móng băng là loại móng có dạng dải, có thể giao nhau theo hình chữ thập hoặc đứng độc lập. Loại móng này có tác dụng đỡ tường hay cột nhà, rất phù hợp trong việc thi công các công trình nhà phố. Móng băng gồm lớp bê tông lót móng và bản móng chạy liên tục giúp liên kết móng thành một khối nhất định. Do đó, nó thường được ứng dụng cho các công trình nhà ở tầm trung (từ 3 tầng trở lên).
Móng cọc
Móng cọc là loại móng có hình trụ dài, thường sử dụng các nguyên vật liệu phổ biến như bê tông, cọc cừ tràm… và được đẩy xuống đất. Điều này giúp móng hỗ trợ các cấu trúc xây dựng hoạt động ổn định hơn.
Móng cọc gồm 2 phần: đài cọc và một hay một nhóm cọc. Loại móng này được áp dụng cho các công trình có kết cấu lớn hay những trường hợp nền đất yếu, có độ lún cao và thường bị sạt lở.
Móng bè
Móng bè là loại móng trải rộng dưới toàn bộ công trình giúp giảm tối đa áp lực của công trình lên nền đất. Móng bè thường được áp dụng ở nơi có nền đất yếu, độ kháng nén yếu do không có nước hay do yêu cầu cấu tạo của công trình.
Hướng dẫn cách tính chi phí làm móng nhà
Khi chuẩn bị bắt đầu thi công xây dựng ngôi nhà, nhiều gia đình thường thắc mắc về cách tính chi phí xây móng nhà. Bởi móng nhà là bộ phận gốc rễ của ngôi nhà, có nhiệm vụ chịu toàn bộ tải trọng của phần nhà phía trên.
Móng nhà là bộ phận dưới cùng, nằm sâu dưới mặt đất để tiếp đất, đỡ tường và cột chịu lực của ngôi nhà. Hơn nữa, nó còn nhận toàn bộ tải trọng của ngôi nhà qua tường và cột rồi truyền xuống nền đất.
Tùy vào tải trọng của công trình và chất lượng đất mà móng nhà sẽ có kích thước, hình dáng cùng độ sâu khác nhau. Do đó, cách tính chi phí xây móng nhà sẽ khác nhau dựa vào việc quý vị chọn loại móng nào. Các loại móng đơn, móng băng một phương hay hai phương, móng cọc ép tải hay khoan nhồi mà có cách tính chi phí xây móng nhà khác nhau. Cụ thể:
- Chi phí làm móng đơn đã được bao gồm trong đơn giá xây dựng.
- Chi phí làm móng băng một phương = 50% x diện tích tầng 1 x giá phần thô.
- Chi phí làm móng băng hai phương = 70% x diện tích tầng 1 x giá phần thô.
- Chi phí làm móng cọc ép tải = 250.000 đồng/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc: 20.000.000 đồng) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x giá phần thô).
- Chi phí làm móng cọc khoan nhồi = (450.000 đồng/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x giá phần thô).
Cách làm móng nhà tiết kiệm chi phí nhất
Nhiều gia đình luôn mong muốn tìm cách làm móng nhà tiết kiệm nhất. Vậy đó là cách nào? Hãy cùng điểm qua một số phương pháp thường được áp dụng hiện nay giúp quý vị làm móng nhà tiết kiệm hiệu quả.
Lựa chọn nền đất làm móng nhà
Việc lựa chọn nền đất là một trong những cách làm móng nhà tiết kiệm nhất mà quý vị không thể bỏ qua. Vậy chọn nền đất thế nào cho phù hợp và tiết kiệm nhất?
Chọn nền đất cứng sẽ giúp quý vị tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi tiến hành thi công. Bởi nền đất cứng có đủ sức chịu tải trọng lớn để chống đỡ các kết cấu phía trên, đủ độ bền và chịu được nhiều biến dạng. Do đó, nó rất phù hợp để xây dựng các công trình nhà ở vừa và lớn mà không lo bị sụt lún khi hoàn thành.
Tuy nhiên, nếu quý vị chọn xây nhà trên nền đất yếu như nền đất ao thì bạn sẽ phải phát sinh thêm rất nhiều chi phí cho phần ép cọc để làm vững nền đất bên dưới. Chỉ riêng giá cả phần ép cọc này cũng không phải là một con số nhỏ.
Chẳng hạn: Diện tích ngôi nhà là 60m2 và yêu cầu có tổng 10 đài cọc. Mỗi đài cọc cần ép khoảng 3 cọc, chiều sâu mỗi cọc là 5m. Như vậy kết quả sẽ là:
- Tổng số mét cọc cần ép là: 5 x 3 x 10 = 150m.
- Giá máy ép cọc: 2 triệu.
- Giá mỗi mét cọc tạm tính là 200.000 đồng/m, số tiền mua cọc = 150m × 200.000 đồng = 30.000.000 đồng.
- Tổng chi phí phát sinh để gia cố cho nền móng ao là: 32 triệu đồng.
Có thể thấy rằng, khi quý vị chọn nền đất cứng để làm móng nhà sẽ giúp giảm bớt việc ép cọc, nhờ đó tiết kiệm được 32 triệu đồng cho ngôi nhà diện tích 60m2 rồi.
Lựa chọn loại móng làm nhà
Việc lựa chọn loại móng cũng tác động không nhỏ đến chất lượng thi công nhà ở. Do đó, quý vị cần cân nhắc cách làm móng nhà tiết kiệm nhất mà vẫn giữ được chất lượng công trình. Cụ thể:
Đối với móng cọc
Móng cọc được thi công trên các đầu cọc tạo liên kết vững chắc giữa đài móng, giằng móng và cọc thi công. Do đó, móng cọc thường được chọn áp dụng thi công những ngôi nhà có nền đất yếu, dễ sụt lún, địa hình phức tạp, đất ao hồ…
Khi lựa chọn móng cọc thi công trên các nền đất yếu sẽ giúp:
- Giảm thiểu khoảng 85% khối lượng đào đất móng và 30 – 40% khối lượng bê tông sử dụng. Xét về tổng thể, điều này sẽ giúp chủ nhà tiết kiệm được khoảng 35% chi phí.
- Khả năng chịu tải cực kỳ tốt, cho phép các công trình có độ vững chắc cùng tuổi thọ cao.
- Cho phép quý vị có thể dễ dàng nâng tầng cho nhà ở. Nếu đã tính toán trước tải trọng cho quy mô xây dựng.
- Thời gian ép cọc nhanh nhờ phương pháp thi công đóng cọc hàng loạt.
Đối với móng đơn
Móng đơn có khả năng chịu lực trên nền đất tốt và kết cấu đơn giản. Quý vị có thể kết hợp móng đơn để thiết kế xây dựng nhà ở vừa đảm bảo chất lượng ngôi nhà, vừa tiết kiệm chi phí thi công.
Với các công trình xây trên nền đất tốt. Móng đơn sẽ đem đến những ưu điểm sau:
- Cấu tạo móng đơn giản giúp tiết kiệm chi phí xây dựng nhà ở.
- Tiết kiệm thời gian thi công.
- Tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu xây dựng.
Những lưu ý khi thi công làm móng nhà
Sau đây, Blog Xây Dựng sẽ chia sẻ những lưu ý khi thi công móng quý vị cần biết để đảm bảo an toàn chất lượng công trình.
Chọn loại móng nhà thích hợp
Việc chọn loại móng nhà rất quan trọng quyết định độ kiên cố của công trình. Bởi nếu chọn sai loại móng nhà sẽ làm giảm chất lượng công trình, lãng phí nguyên vật liệu, không đảm bảo an toàn và khó khắc phục hay sửa chữa.
Chọn độ sâu để chôn móng nhà
Độ sâu để chôn móng nhà phụ thuộc vào các yếu tố thủy văn, địa hình, khả năng thi công móng… Khi quý vị chọn độ sâu thích hợp sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thi công và hoàn thiện công trình.
- Nếu nhà xây ở nơi sườn dốc thì đáy móng phải nằm ngang. Quý vị có thể tối ưu chi phí bằng cách thi công giật cấp móng khi chuyển cao độ.
- Nếu nhà xây tầng hầm thì đáy móng phải cách sàn tầng hầm tối thiểu 0,5m. Mặt trên móng nhà phải nằm dưới sàn của hầm.
- Nếu tải trọng công trình càng lớn thì móng phải chôn sâu để giảm diện tích đáy móng, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng sụt lún.
- Nếu công trình chịu tải trọng ngang, lực uốn lớn thì xây móng nhà phải có độ chôn sâu để chống trượt, lật.
Chọn vật liệu làm móng nhà
Việc chọn vật liệu làm móng nhà cho các công trình nhà ở (nhà cấp 4, 2 tầng, 3 tầng…) rất quan trọng. Bởi mỗi loại hình nhà ở sẽ có sự khác biệt. Do đó, quý vị nên chọn mua nguyên vật liệu tốt từ các cơ sở uy tín. Như xi măng, cát, đá… để đảm bảo chất lượng thi công.
Dọn dẹp và vệ sinh hố móng
Để đảm bảo hiệu quả liên kết các loại nguyên vật liệu. Trước khi làm móng cần dọn dẹp và vệ sinh sạch sẽ hố móng. Bởi việc này cũng khá quan trọng. Giúp đảm bảo tốt các yêu cầu thi công cũng như độ an toàn và chắc chắn của công trình.
Tính vị trí các lỗ kỹ thuật
Hầu hết các công trình đều cần có hệ thống đường ống kỹ thuật. Như: dây cáp, điện, nước… Khi xây móng chỉ cần để lại các lỗ kỹ thuật đã thiết kế theo bản vẽ là được. Điều này giúp hạn chế tối đa sai sót và tránh việc đục phá gây tốn kém chi phí.
Nếu các đường ống nước bố trí đặt dưới đáy móng thì cần lấp đầy lỗ kỹ thuật bằng cát, sỏi, đá và đầm thật chặt. Ngoài ra, quý vị không để đế móng bê tông đè trực tiếp lên đường ống sẽ làm vỡ đường ống nước.
Chọn thời tiết phù hợp để làm móng nhà
Khi chọn ngày đào móng, quý vị cần tránh thời tiết mưa gió bởi sẽ cản trở việc đào móng. Nếu quý vị muốn đào móng đúng ngày đã chọn hay trong quá trình đào gặp trời mưa thì cần lưu ý một số điều sau:
- Kiểm tra và khơi thông đường ống thoát nước, tránh bị ứ đọng nước.
- Chuẩn bị một số tấm bạt che khổ lớn để phòng trời mưa. Thì che phủ lên khu vực đào móng để tránh sạt lở và đọng nước.
- Chỉ thi công nếu mưa nhỏ, nếu mưa lớn nên tạm dừng thi công.
- Trong quá trình đổ bê tông gặp mưa lớn thì cần có biện pháp che chắn khu vực đang thi công. Khi tạnh mưa phải chờ bê tông cũ khô mới thi công tiếp nhằm đảm bảo độ kết dính của nguyên vật liệu.
Chọn đơn vị làm móng nhà uy tín và chuyên nghiệp
Việc xây nhà luôn đòi hỏi những người thợ có tay nghề và trình độ cao. Do đó, quý vị có thể tham khảo từ bạn bè, người thân. Hay người đã có nhiều kinh nghiệm để chọn được đơn vị xây dựng uy tín và chuyên nghiệp.