Thứ nhất: Nhận biết công trình nhà ở cần phải cải tạo, sửa chữa- các hình thức cải tạo lại nhà ở
Nhận biết công trình cần phải cải tạoThông thường, tuổi thọ trung bình cho một công trình nhà ở với kết cấu bê tông cốt thép hiện tại có tuổi thọ tối thiểu khoảng 50 năm sử dụng. Thời gian sử dụng khoảng 10-15 năm tùy vào chất lượng công trình sẽ phải tiến hành cải tạo và bảo dưỡng, mục đích sử dụng và điều kiện của từng gia đình mà cần phải sửa chữa, hoặc nâng cấp lại ngôi nhà. Một số hình thức sửa chữa nhà ở, hoặc nhận biết các công trình nhà ở cần cải tao, sửa chữa có thể bao gồm:
- Sửa chữa nhà đang xuống cấp: Do những tác động từ môi trường, thời gian sử dụng, quá trình sử dụng mà một số bộ phận kết cấu, kiến trúc, hoặc nội thất của ngôi nhà không đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật, an toàn, yếu tố thẩm mỹ.
- Sửa chữa lại nội thất nhà: Nhiều gia đình cần sửa chữa lại 1 vài không gian cá biệt trong ngôi nhà như sửa chữa phòng bếp, phòng ngủ, cải tạo lại phòng khách, ốp lại gạch lát nền nhà, sơn lại tường bong tróc…
- Nâng cấp, xây dựng thêm tầng, cải tạo nhà ở để tăng thêm diện tích sử dụng:
- Sửa chữa lại nhà mới trước khi đưa vào sử dụng: Điều này thường diễn ra đối với nhà chung cư ở các thành phố lớn, đặc biệt như ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Thứ hai: Chuẩn bị kỹ trước khi cải tạo nhà.
Như đã biết, công việc cải tạo nhà thường tốn khá nhiều thời gian, công sức, và tiền bạc. Thậm chí nó còn tốn kém chẳng khác nào như việc bạn chuẩn bị xây nhà mới.
Chính vì thế để có quá trình cải tạo nhà ở diễn ra thuận lợi, khâu đầu tiên, chuẩn bị luôn là công việc quan trọng nhất!
Chuẩn bị thiết kế:
Điều này xảy ra nếu như bạn có ý định sửa chữa, nâng cấp lại nội thất các phòng, hoặc toàn bộ ngoại thất, kiến trúc cho ngôi nhà.
Việc chuẩn bị thiết kế trước khi cải tạo lại nhà ở thực sự rất cần thiết và quan trọng, chưa nói đến các yếu tố thẩm mỹ, kiến trúc, mà chỉ tính đến các yếu tố kỹ thuật, tính toán sao cho hợp lý về kiến trúc, công năng thì một mình bạn thực sự mà khó lòng xoay sở được. Vì thế, nhờ đến một đơn vị thiết kế nhà ở uy tín, chuyên nghiệp, và có kinh nghiệm xử lý những công trình tương đương là điều cực quan trọng.
Kiến trúc sư, kỹ sư sẽ là người trực tiếp giải quyết cho bạn những vướng mắc về mặt kiến trúc, kết cấu khi thực hiện thiết kế. Và đồng thời, tính toán cho bạn cẩn thận các yếu tố kết cấu, kỹ thuật để đảm bảo tối ưu nhất chất lượng công trình. Bạn nên chuẩn bị thật kỹ phương án thiết kế, dự toán chi tiết từng hạng mục công việc. Bạn cần nắm vững toàn bộ những công việc cần tiến hành để đảm bảo tiến độ thực hiện cũng như dự trù kinh phí hợp lý.
Chuẩn bị nhà thầu thi công đủ năng lực, chuyên môn và hiệu quả
Việc chuẩn bị nhà thầu thi công đủ năng lực; chuyên môn và hiệu quả cần được tìm hiểu rất kỹ. Thường thì những đơn vị sửa chữa nhà ở; đặc biệt là ở quê đều là những đội thợ thi công nhà ở luôn. Còn ở thành phố, khi dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp hơn thì có những đơn vị chỉ nhận thi công nhà trọn gói, và có cả những đơn vị chuyên môn nhận cải tạo và sửa chữa nhà ở. Hãy xem, nếu bạn tìm được một đơn vị thi công, sửa chữa nhà uy tín thì sẽ nhận lại được những lợi ích gì?
- Thời gian thi công nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức lao động và chi phí sửa nhà
- Tránh được những lỗi thi công, hỏng hóc do tay nghề thấp
Chuẩn bị tài chính, kinh phí sửa chữa rõ ràng
Điều quan trọng nhất trong những lưu ý khi cải tạo nhà ở đó là việc dự trù ngân sách. Chi phí sửa nhà là điều rất quan trọng đối với nhiều gia đình. Để tránh được những rắc rối liên quan đến phần kinh phí; bạn nên lập kế hoạch rõ ràng trước khi xây dựng; dự trù các khoản kinh phí kể cả là nhỏ nhất; hạn chế tối đa các khoảng chi phí phát sinh để tiết kiệm; và tránh được những rủi ro trong quá trình sửa chữa.
Tôi vẫn còn nhớ cách đây khoảng 5 năm, một người thân của tôi ở dưới quê có dự tính sửa chữa lại căn nhà cấp 4. Vì điều kiện ở quê của gia đình không cho phép nên chú cũng không chuẩn bị thiết kế trước khi cải tạo nhà mà chỉ dự tính là dóc ra chát lại trong và ngoài, nâng tường cao thêm 10cm và làm lại phần mái nhà, lát lại nền, sàn xây dựng. Công việc vẫn tiếp tục triển khai cho đến ngày thứ 5 khi thực hiện, vì tường nhà cấp 4 cũ, trước kia xây dựng hầu hết bằng gạch non, vữa được trộn với vôi, xi măng, cát.
Nên nếu dóc ra chát lại thì cũng chỉ được 1 thời gian ngắn là tường lại bong tróc và cũ kỹ. Sau 5 ngày thực hiện sửa chữa thì chú lại quyết định đập toàn bộ đi ;và xây lại nhà, chỉ giữ lại nguyên phần móng; và gia cố lại thêm giằng, cột để công trình thêm chắc chắn. Điều này thực sự gây nên tình trạng tốn kém chi phí cho việc cải tạo và sữa chữa nhà ở.
Vì thế, bạn nên lưu ý và chuẩn bị thật kỹ những điều mà tôi nói bên trên nhé. Để hạn chế tối đa những rắc rối sẽ gặp phải trong quá trình cải tạo lại nhà ở bạn nhé!
Thứ ba: Những lưu ý về mặt kết cấu, kĩ thuật
- Nguyên tắc đầu tiên cần lưu ý khi cải tạo nhà về mặt kết cấu; đó là cần phải nương theo hệ kết cấu cũ đã có. Hạn chế việc phá bỏ vì sẽ làm hỏng đến kết cấu chung của toàn bộ ngôi nhà.
- Nếu trổ cửa sổ hay cửa đi phải đổ đà lanh- tô gác ngang trên đầu cửa để chịu lực. Sử dụng lam làm ô gió, cửa sổ mái nếu cần để tăng độ sáng; thoáng cho toàn bộ công trình: Điều này cũng không gây ảnh hưởng đến kết cấu cũ của công trình.
- Lưu ý khi đi lại hệ thống điện, đường cấp thoát nước; Chọn vị trí thuận tiện, không bị vướng nền móng.
- Những lưu ý khi cải tạo nhà, lên tầng mới cho công trình: Nếu điều chỉnh; sửa nhà thêm tầng, xây thêm gác xép hay tầng mới cho ngôi nhà; thì cần phải kiểm tra lại nền móng , đồng thời gia cố thêm cột để chịu lực. Điều này chẳng còn cách nào khác nếu như bạn không có chuyên môn; hiểu biết về vấn đề này thì việc tối ưu nhất bạn cần thực hiện; là nhờ một đơn vị tư vấn thiết kế, thi công để có thể tính toán; giúp bạn những yêu cầu kĩ thuật phức tạp như thế này. Lưu ý khi cải tạo lại nhà hoặc cơi nới thêm tầng; bạn nên sử dụng tối đã các loại vật liệu nhẹ làm tường nội bộ; như tường thạch cao, tường bao có thể làm bằng gạch nhẹ không nung để giảm tải trọng lên nền móng cũ.
Thứ tư: Lưu ý về phân chia lại phòng ốc, không gian
Những lưu ý về việc phân chia lại phòng ốc; khu vực sinh hoạt nếu như bạn có ý định sửa chữa lại nhà ở. Cầu thang nhà bạn trước đây có thể quá nhỏ, quá dốc hay cần thay đổi vị trí. Trong trường hợp đó, cần cắt, phá bỏ cầu thang cũ và bít lại. Ngay lỗ sàn phải đục lòi sắt ra và câu sàn sắt mới bằng việc hàn; tuyệt đối không kết cấu nối bằng dây kẽm buộc để liên kết sàn.
Chọn vị trí tốt, thích hợp khoét lỗ cầu thang mới; ở vị trí này thường kết hợp giếng trời tạo sự thông thoáng và lấy sáng. Tránh tối đa việc phá bỏ cột hoặc dời cột. Phân chia lại phòng trong nhà phố, vốn hẹp nên hạn chế xây vách bít (trừ phòng ngủ). Với những khu vực chức năng khác; có thể dùng độ cao hay thấp của nền hay trần để phân chia.
Nếu như việc phân chia phòng ốc từ căn nhà cũ đã quá rõ ràng; bạn chỉ cần sơn sửa lại, sắp xếp và bố trí lại nội thất ngôi nhà theo như thiết kế sẵn có.
Đặc biệt, bạn cần chú ý việc cải tạo nhà; bên trong lưu ý đối với phòng bếp, phòng vệ sinh. Vì 2 khu vực này liên quan rất nhiều đến các đường điện, nước; nhiều thiết bị vệ sinh, nhà bếp; nên cần đặc biệt chú ý và quan tâm trong quá trình sửa chữa và cải tạo lại nhà ở.
Thứ năm: Một vài lời khuyên phong thủy
Đôi khi quá trình sửa chữa và cải tạo lại nhà ở; khiến chủ nhà vô tình mắc phải một số lỗi cơ bản về phong thủy. Bạn cần biết một số những lưu ý này để tránh trước khi mình bị mắc phải:
Những lưu ý khi cải tạo nhà, sửa chữa nhà ở về mặt phong thủy cần chú ý
- Thiết kế cửa sau trùng với cửa trước
- Cầu thang đối diện với cửa trước nhà
- Nhà bếp không được đối diện với cửa phòng tắm, WC
- Phòng ngủ nằm ở phía trên của nhà để xe ( gara xe)
- Phòng tắm đối diện với cửa chính ngôi nhà
- Phòng tắm nằm ở vị tri trung tâm ngôi nhà
- Sử dụng cửa kính trước nhà
- Cầu thang đặt ở trung tâm ngôi nhà: Theo như một vài nguyên tắc phong thủy; được nhiều người quan niệm thì cầu thang ở trung tâm nhà; là một dấu hiệu phong thủy không hề tốt. Và đây là điều mà bạn nên tránh, là một trong những lưu ý khi cải tạo nhà. Đặt cầu thang ở trung tâm ngôi nhà sẽ tạo nên sức nặng; cảm giác trì trệ khiến nguồn năng lượng khó có thể di chuyển; và ảnh hưởng không tốt đến ngôi nhà.