Hiện nay, rất nhiều gia chủ băn khoăn không biết nên xây nhà mái Nhật hay mái Thái. Đây là hai lối kiến trúc rất thông dụng, được yêu thích bởi sự độc đáo, mang lại điểm nhấn cho căn nhà. Mấu chốt là bạn cần phải biết được ưu – nhược điểm của từng loại mái, từ đó có thể xem xét nó có phù hợp với phong cách, kiểu dáng, chi phí xây nhà của mình hay không. Vậy trước khi quyết định xây nhà mái Nhật hay mái Thái, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về hai loại mái này nhé.
Nhà mái Thái – Ưu và nhược điểm
Thế nào gọi là mái Thái?
Cũng giống như tên gọi của nó, nhà mái Thái xuất phát từ Thái Lan và được du nhập sang nước ta. Các bộ phận của mái Thái thường bao gồm: phần mái, cửa chính, cửa sổ và mái che đầu. Tất cả các bộ phận này đều được thiết kế theo nét kiến trúc Thái.
Đặc điểm của mái Thái là có độ dốc khá lớn, cấu tạo từ các lớp ngói xếp chồng lên nhau. Mái Thái là kiểu kiến trúc thông dụng trong xây dựng hiện nay, phổ biến nhất nhà cấp 4 mái Thái (nhà một tầng mái Thái), nhà mái Thái hai, ba đến bốn tầng và biệt thự mái Thái cao cấp.
Ưu điểm của nhà mái Thái
Nếu đang băn khoăn giữa xây nhà mái Nhật hay mái Thái, thì gia chủ cần nắm được những đặc điểm nổi bật cũng như những điểm còn hạn chế của từng loại mái. Ưu điểm của nhà mái Thái có thể được xét đến trên những khía cạnh sau:
Về tính thẩm mỹ
- Kiến trúc mái Thái sẽ khéo léo tôn lên nét đẹp thanh thoát, khiến ngôi nhà trông cao ráo hơn. Có thể dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà mái Thái ở bất cứ đâu, đặc biệt là nhà một tầng, chắc chắn bạn sẽ thấy chúng trông cao ráo hơn hẳn so với nhà mái bằng.
- Mái Thái kết hợp với nhà phố hiện đại tạo nên lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Những mẫu nhà phố hiện đại vuông vức được điểm tô bằng mái Thái khiến tổng thế trở nên mềm mại, nhịp nhàng – một sự kết hợp vô cùng bắt mắt và ưa nhìn.
- Các căn biệt thự mái Thái thì lại đặc biệt thích hợp với những gia chủ yêu thích sự cầu kỳ, kiểu cách – tạo ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Về công năng
Về mùa nắng, mái Thái có tính năng tản nhiệt chống nóng rất tốt. Do có nhiều đường gấp và sự đan xen của các mái giao nhau. Về mùa mưa, do có độ dốc và độ vẩy mái lớn nên nước mưa cũng thoát rất nhanh. Hạn chế tình trạng ứ đọng nước gây thấm dột. Nhờ vậy mà giúp bảo vệ phần mái, gia tăng tuổi thọ cho cả căn nhà.
Về phong thủy
Phong thủy cũng là một yếu tố rất được xem trọng khi xây nhà. Mà mái Thái luôn nhận được sự đánh giá tốt từ các chuyên gia phong thủy. Với dạng hình chóp và độ dốc tương đối, mái Thái được xem là có thể giúp ngôi nhà tránh được hiện tượng tích tụ hung khí. Hung khí ảnh hưởng đến sự luân chuyển vượng khí trong ngôi nhà. Do đó quan niệm phong thủy cho rằng mái Thái có thể mang lại điều tốt lành cho gia chủ.
Về thiết kế
Mái Thái có thể được thiết kế theo nhiều kiểu dáng khác nhau phù hợp với từng phong cách kiến trúc riêng. Đồng thời cũng có thể thi công băng cách đổ bê tông mái bằng sau đó lợp vì kèo và dán ngói. Mái Thái cũng được các chuyên gia đánh giá là phù hợp với rất nhiều vật liệu đa dạng khác nhau.
Nhờ những ưu điểm này mà khi phân vân giữa xây nhà mái Nhật hay mái Thái. Rất nhiều gia chủ đã lựa chọn mái Thái vì đặc điểm cao ráo thoáng đãng khiến nó khá phù hợp với thời tiết khí hậu nhiệt đới ở nước ta.
Tuy nhiên nhà mái Thái cũng có một số điểm hạn chế, vậy chúng là gì?
Nhược điểm của nhà mái Thái
- Thứ nhất là thời gian thi công lâu, đồng thời cũng đòi hỏi người thợ có tay nghề tốt. So với các loại mái khác, mái Thái được đánh giá cầu kỳ và kiểu cách hơn, có nhiều chi tiết tỉ mỉ. Do đó, thời gian thi công mái Thái khá lâu và sẽ gặp nhiều khó khăn nếu thợ thiếu kinh nghiệm.
- Do thi công lâu và yêu cầu độ chính xác cao nên nhà mái Thái cũng có chi phí cao hơn bình thường. Nếu lựa chọn kiểu mái cầu kỳ cùng như vật liệu ngói tốt. Chi phí cho một mẫu nhà mái Thái hai tầng có thể ngang bằng mẫu nhà ba tầng bình thường khác.
Nhà mái Nhật – Ưu và nhược điểm
Nhà mái Nhật là gì?
Tương tự như mái Thái, mái Nhật xuất phát từ đất nước mặt trời mọc và được du nhập sang nước ta. Mái Nhật còn có tên gọi khác là mái lùn, vì chúng có độ dốc mái nhẹ. Được mở rộng ra theo các hướng khác nhau. Đây được xem là nét kiến trúc đặc trưng của Nhật Bản. Vì điều kiện tự nhiên của quốc gia này ít mưa nên độ dốc nhẹ vẫn đảm bảo tính thoát nước tốt.
Khi du nhập vào nước ta, mái Nhật đã được các kiến trúc sư điều chỉnh về độ dốc. Sao cho phù hợp với tình hình thời tiết ở vùng nhiệt đới mà vẫn giữ được đường nét của bản gốc.
Mái Nhật lại được phân loại thành hai kiểu như sau:
- Mái Nhật dốc: Loại này có đặc điểm tương tự với mái Thái, nhưng độ dốc nhỏ hơn. Mái Nhật dốc gồm các mái nhỏ giao với mái lớn xếp chồng lên nhau, tạo cảm giác lượn sóng vô cùng bắt mắt.
- Mái Nhật bằng: thoáng nghe thì nhiều người cho rằng loại mái này được đổ bằng phẳng vuông vắn. Nhưng trên thực tế chúng vẫn có độ dốc nhẹ, nhưng thoải hơn nhiều so với mái Nhật dốc. Mái Nhật bằng được đổ rộng và dài ra bốn góc. Nhằm tránh mưa nắng hắt vào nhà đồng thời mang lại nét đẹp tối giản, trẻ trung cho căn nhà.
Ưu điểm của nhà mái Nhật
Kiểu dáng độc đáo, bắt mắt
Nhiều gia chủ khi được hỏi lựa chọn giữa xây nhà mái Nhật hay mái Thái. Sẽ chẳng phân vân mà lựa chọn ngay mái Nhật cũng vì ưu điểm này của nó. Mái Nhật được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa mái Thái. Và phong cách mái dốc châu Âu cổ điển. Sự dung hòa giữa hai nét kiến trúc phương Đông và phương Tây. Tạo nên khuôn mái đồng đều và cân bằng – một nét đẹp độc đáo, mới lạ. Tạo điểm nhấn thu hút cho toàn bộ công trình.
Có thể nói mái Nhật là một sự phá vỡ quy luật đỉnh chóp thường thấy một cách khéo léo và hài hòa. Nhờ đó, nó cũng thích hợp cho mọi phong cách nhà ở từ cổ điển, tân cổ đến hiện đại.
Phù hợp với nhiều diện tích không gian
Một nét đặc trưng trong kiến trúc Nhật chính là đề cao sự đơn giản và tiện lợi, và mái Nhật cũng như vậy. Do đó một ưu điểm khác của mái Nhật có thể kể đến. Chính là phù hợp với mọi không gian, quy mô công trình. Mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, tiện nghi cho không gian sống của gia đình. Mái Nhật phù hợp cả với không gian nhà vườn. với những thiết kế gần gũi với thiên nhiên.
Đa dạng lựa chọn vật liệu
Nếu lựa chọn mái Nhật, gia chủ có thể thoải mái trong việc chọn lựa các loại vật liệu. Kể cả vật liệu tự chế tùy theo sở thích và gu thẩm mỹ cá nhân. Mái Nhật chính là loại mái được đánh giá là một kiến trúc sáng tạo với chất liệu đa dạng nhất châu Á. Nhờ đó có thể mang đến sự mới mẻ, phá cách tạo nên sự hấp dẫn riêng biệt cho công trình.
Nhược điểm của nhà mái Nhật
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, mái Nhật cũng có một số điểm hạn chế nhất định như:
- Mặc dù mái Nhật phù hợp với nhiều không gian và phong cách. Nhưng mái Nhật không thực sự thích hợp với những ngôi nhà có thiết kế cầu kỳ. Bởi như đã nói ở trên, loại mái này đề cao sự tối giản và tiện dụng. Các đường nét đơn giản chứ không có nhiều lớp mái xếp chồng lên nhau như mái Thái.
- Chi phí xây dựng mái Nhật cũng cao hơn so với mái tôn hoặc mái bê tông cốt thép.
Nên xây nhà mái Nhật hay mái Thái?
Có một thực tế là, vẫn có khá nhiều người nhầm lẫn giữa mái Nhật và mái Thái. Do khi du nhập sang nước ta thì mái Thái đã được đã được điều chỉnh độ dốc thấp hơn so với kiểu truyền thống của Thái Lan. Để vừa đảm bảo tính thoát nước hiệu quả vừa đảm bảo sự cân bằng đồng đều.
Tuy nhiên, ngoài điểm chung là hai loại máy này đều có độ dốc. Và sử dụng ngói dán thì ta có thể dễ dàng phân biệt được chúng. Khi mái Thái có độ dốc lớn hơn hẳn và có thiết kế đỉnh chóp nhọn, còn mái Nhật thì không.
Thông qua việc đi sâu vào tìm hiểu hai loại mái trên đây. Có lẽ bạn đọc đã phân biệt được cũng như có đáp án cho mình khi phân vân nên xây nhà mái Nhật hay mái Thái. Điều này phụ thuộc vào phong cách thiết kế, diện tích không gian, gu thẩm mỹ. Cũng như điều kiện kinh tế của mỗi gia chủ.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.