Hồ sơ thiết kế kết cấu bê tông cốt thép gồm những gì?
Bộ hồ sơ thiết kế kết cấu bê tông cốt thép sẽ bao gồm những nội dung:
Tập bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép trong đó mô tả hình dáng, kích thước của kết cấu cũng như các chỉ định về vật liệu, cấu tạo chi tiết của các bộ phận kết cấu.
Tập thuyết minh thiết kế kết cấu, trong đó trình bày các cơ sở của thiết kế, các lập luận tính toán và các kết quả.
Các yêu cầu đối với 1 bộ hồ sơ thiết kế kết cấu:
Hồ sơ thiết kế kết cấu phải thỏa mãn điều kiện về sử dụng của công trình.
Đảm bảo độ bền vững của kết cấu công trình.
Sử dụng vật liệu một cách hợp lý và thuận tiện cho thi công.
Cuối cùng là tính kinh tế của bộ hồ sơ thiết kế đó.
Quy trình thiết kế kết cấu bê tông cốt thép
Hai việc chính của một kỹ sư kết cấu
Tính toán kết cấu.
Thể hiện cấu tạo cho bản vẽ kết cấu.
Quy trình thiết kế kết cấu cho một công trình
Bước 1: Mô tả, giới thiệu về kết cấu.
- Trình bày về vị trí, nhiệm vụ, đặc điểm của kết cấu.
- Trình bày về việc lựa chọn phương án kết cấu.
- Trình bày về cách thể hiện mặt bằng kết cấu.
- Trình bày hình dáng và các kích thước cơ bản của kết cấu.
Bước 2: Chọn kích thước sơ bộ cho các bộ phận kết cấu.
- Tại bước này, ta sẽ tiến hành chọn kích thước tiết diện sơ bộ của dầm, cột, sàn, vách,…
- Nếu một số kích thước đã được chọn từ bước trước thì ở bước này cần nhắc lại để ghi vào dữ liệu đầu vào.
- Chọn vật liệu sơ bộ sử dụng cho kết cấu như cấp độ bền, loại bê tông, nhóm và loại cốt thép.
- Việc chọn vật liệu cần căn cứ vào nhiệm vụ, đặc điểm của kết cấu và điệu kiện cung cấp cốt thép cũng như điều kiện công nghệ chế tạo bê tông.
Bước 3: Lập sơ đồ tính toán kết cấu.
Tại bước này, ta sẽ tiến hành xác định gối tựa, các liên kết, nhịp tính toán của bản và dầm, chiều dài tính toán của cột.
Sau đó tiến hành dựng mô hình 2d hoặc 3d kết cấu sơ bộ trong phần mềm tính toán kết cấu để mô tả các thành phần kết cấu và liên kết giưa chúng.
Bước 4: Xác định các loại tải trọng tác dụng lên kết cấu.
- Với mỗi loại tải trọng, ở bước này bạn cần xác định giá trị; phương chiều tác dụng và các trường hợp bất lợi có thể xảy ra.
- Sau khi có giá trị tải trọng, nếu tính toán bằng phần mềm bạn sẽ tiến hành chất tải trọng vào mô hình 2d; hoặc 3d kết cấu sơ bộ mà ta đã dựng ở bước trước.
Bước 5: Tính toán, vẽ biểu đồ nội lực, tổ hợp nội lực.
- Tại bước này ta sẽ tính toán và vẽ biểu đồ nội lực cho từng trường hợp tải trọng.
- Sau đó sẽ chọn lựa các giá trị từ các biểu đồ ;và tổ hợp lại để chọn ra những giá trị bất lợi và tính toán tiếp.
Bước 6: Tính toán về bê tông cốt thép.
Tại bước này, với nội lực đã có ta sẽ tiến hành tính toán về bê tông cốt thép nhằm chọn được kích thước tiết diện và các loại cốt thép bảo đảm cho kết cấu chịu lực an toàn .
Bước 7: Thiết kế chi tiết và thể hiện.
- Sau khi đã tính toán được tiết diện; và cốt thép đảm bảo an toàn chịu lực cho kết cấu theo đúng quy định. Thì tiếp theo chúng ta sẽ chuyển sang chọn; và bố trí cốt thép theo các yêu cầu về chịu lực và cấu tạo.
- Tạo bản vẽ chi tiết thể hiện hình dáng; kích thước tiết diện của kết cấu cũng như cách bố trí cốt thép cho từng loại kết cấu.