Nền móng hay móng nhà là một trong những kết cấu cực kỳ quan trọng của một công trình xây dựng bất kể là nhà cao tầng hay một tầng. Bởi móng giải quyết các chức năng trực tiếp tải trọng của công trình trên các loại nền đất. Từ đó, nền móng đảm bảo cho công trình có độ chắc chắn, an toàn và lâu dài. Vậy biện pháp thi công móng nhà bao gồm những gì? Có những lưu ý nào khi tiến hành thi công móng nhà? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời!
1. Biện pháp thi công móng nhà
Tuỳ thuộc vào loại công trình là nhà ở, nhà xưởng hay nhà cao tầng… , đơn vị xây dựng sẽ lựa chọn loại móng nhà thích hợp để đảm bảo độ bền chắc cũng như tối ưu chi phí. Dưới đây là một số biện pháp thi công các loại móng cơ bản trong công trình.
Biện pháp thi công móc cọc trong xây dựng nhà ở
Đối với công trình lớn, đất nền yếu, móng cọc là giải pháp tối ưu. Các bước thi công móng cọc trong xây dựng nhà ở bao gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị trước đào móng bao gồm bản vẽ, nhân công, nguyên liệu làm móng…
- Bước 2: Đóng cọc nếu thiết kế có yêu cầu quy trình đóng cọc (tre, cừ tràm, bê tông đúc sẵn) cho móng đơn khi làm ở nền đất yếu .
- Bước 3: Đào hố móng xung quanh phần cọc đã cố định (nếu có cọc) hoặc đào móng đủ kích thước sâu, rộng theo bản vẽ để đổ bê tông. Sau đó, giữ khô ráo, sạch sẽ, không ngập nước…
- Bước 4: Làm phẳng mặt bằng móng (san đất đều hoặc có thể đổ thêm một ít đá có cùng kích cỡ lên mặt hố móng) và dầm phẳng
- Bước 5: Kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông lót móng (đổ lăm le) nhằm làm phẳng mặt hố, hạn chế mất nước của bê tông khi đổ ở trên và biến dạng của đất đai do tác động bên ngoài, bảo vệ bê tông móng.
- Bước 6 Cắt đầu cọc và ghép cốp pha móng
- Bước 7: Đổ bê tông móng
- Bước 8: Bảo dưỡng và tháo cốp pha móng
Đơn vị xây dựng có thể tháo cốp pha bê tông móng sau 1-2 ngày định hình, đồng thời, tiến hành bảo dưỡng thường xuyên bằng cách phun tưới nước lên bê tông và phủ các vật liệu ẩm giúp bê tông không bị nứt.
Biện pháp thi công móng băng
Thiết kế làm móng băng yêu cầu đào đất xung quanh khuôn viên hoặc song song với nhau trong phần xây dựng, kết nối các điểm cọc lại với nhau để tăng tính chịu lực.
Biện pháp thi công móng bằng bao gồm các bước cơ bản sau
- Bước 1: Đào đất hố móng theo thiết kế và làm phẳng mặt hố
- Bước 2: Kiểm tra cao độ, đổ bê tông lót móng lên phần đất đã đào và cắt đầu cọc nếu có đóng cọc
- Bước 3: Ghép cốp pha móng
- Bước 4: Đổ bê tông móng
- Bước 5: Tháo cốp pha, nghiệm thu phần làm móng
Biện pháp thi công móng bè
Móng bè phù hợp với đất xây dựng có địa hình yếu, đọng nước, dễ bị lún. Móng bè có tác dụng tăng sức nén và giảm trọng lượng nhà lên nền đất yếu. Biện pháp thi công móng bè bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nhân công, vật liệu, bản vẽ…
- Bước 2: Đào hố móng theo bản vẽ thiết kế móng bè của công trình
- Bước 3: Đổ bê tông lót dưới phần đất đã đào móng
- Bước 4: Đổ bê tông móng, xây tường móng
- Bước 5: Làm đan thép giằng móng và đổ bê tông giằng
- Bước 6: Bảo dưỡng và nghiệm thu.
2. Một số lưu ý khi thi công móng
Đơn vị xây dựng cần nhớ một số lưu ý khi thi công móng để giúp có được nền móng vững chắc nhất.
- Xem xét địa chất, lựa chọn loại móng phù hợp: Bạn cần xem xét khu vực đất thi công công trình là đất cứng tốt hay đất yếu, từ đó lựa chọn loại móng phù hợp và an toàn nhất. Đất làm móng nhà càng khô ráo sẽ càng tốt và tất nhiên cách làm móng sẽ dễ dàng, tốn ít chi phí hơn so với làm móng nhà trên đất yếu
- Lựa chọn vật liệu làm móng chất lượng và kỹ lưỡng, phù hợp với địa chất và phương án thi công móng, đảm bảo quy trình thi công đúng thiết kế, khoa học, tránh giảm bớt các chi tiết thiết kế.
- Thực hiện đúng và đầy đủ các bước làm móng nhà để tránh nứt sàn, sụt lún,…
- Lựa chọn đúng đơn vị thi công móng nhà chất lượng
Như vậy, các biện pháp thi công móng nhà mỗi loại sẽ khác nhau; phù thuộc vào quy mô, địa chất cũng như thiết kế móng. Tuy nhiên, dù thi công loại móng nào; bạn cũng cần thận trọng trong việc chuẩn bị vật liệu, nhân công và bản vẽ chuẩn xác.