Trên thị trường hiện đang có 2 loại cáp dùng cho kết cấu dự ứng lực căng gồm loại có bám dính và loại không bám dính. Để ứng dụng vào công việc dễ dàng cũng như đảm bảo an toàn công trình thì cả 2 loại cáp này cần được bố trí theo tiêu chuẩn nhất định. Trong bài viết sau chúng tôi sẽ giới thiệu cách bố trí cáp dự ứng lực căng sau đúng chuẩn. Mời bạn tham khảo.
Các loại cáp dự ứng lực căng sau
Hiện nay trên thị trường đang có 2 loại cáp dùng cho kết cấu dự ứng lực căng sau đó chính là loại có bám dính và loại không bám dính.
Loại cáp không bám dính
Sợi cáp không bám dính có cấu tạo gồm 1 tao cáp ở bên trong và được bao bọc với phần vỏ bọc nhựa, mỗi sợi cáp đơn sẽ có đầu treo riêng, được căng riêng theo từng sợi.
Lực căng cáp được truyền vào sàn chỉ đi qua 2 đầu neo và tạo thành lực nén trước vào bêtông ở đó.
Phần vỏ bọc nhựa bên ngoài có công dụng ngăn lực dính bám vào bê tông, bảo vệ tao cáp trong khi thi công, chống hiện tượng ăn mòn do hóa chất và hơi ẩm từ bên ngoài.
Lớp chống ăn mòn thường là lớp mỡ giúp giảm ma sát giữa phần vỏ bọc với tao cáp bên trong, nâng cao hiệu quả chống ăn mòn.
Loại cáp bám dính
Loại cáp bám dính có cấu tạo tao cáp trong 1 bó chung với 1 một đầu neo ở mỗi đầu, thường được căng bằng cách kích và cắt neo theo từng cao riêng biệt. Các ống ghen dẹt thường dùng cho sàn còn các ống ghen tròn thì dùng cho cầu và dầm. Phần vỏ ống ghen thường được làm bằng vật liệu tôn mỏng là chủ yếu.
Ý tưởng cho cáp bám dính chính là cách tạo ra lực dính bám với bê tông dọc theo chiều dài sợi cáp bằng việc bơm vữa vào và lấp đầy ống ghen, sau khi căng và cắt đầy các tao cáp.
Vữa bơm sẽ tạo ra được lực bám dính liên tục giữa các tao cáp và ống ghen, chống ăn mòn cho tao cáp. Còn ống ghen thì giúp tạo khoảng trống cho tao cáp trong bê tông lúc trước và trong khi căng, truyền lực bám dính giữa vừa với phần bê tông ở xung quanh, chống ăn mòn ở mặt trong của ống ghen.
Ở Việt Nam thì cáp bám dính rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong thi công công trình xây dựng.
Cách bố trí cáp dự ứng lực căng sau
Cách bố trí cáp dự ứng lực căng sau cần đảm bảo độ chính xác; để đảm bảo trong quá trình thi công và hoàn thiện đều diễn ra suôn sẻ, công trình đạt được chất lượng đưa ra, sử dụng bền bỉ.
Trong 2 loại cáp thì cáp không bám dính sẽ dễ thi công hơn; và việc rải chúng đúng quỹ đạo cũng được thực hiện nhanh chóng; có thể bẻ trên mặt bằng để tránh tình trạng lỗ mở hơn.
Còn khi bạn thi công dùng cáp bám dính thì cần phải thêm công; làm cũng như tốn thời gian bơm vữa và nghiệm thu công tác sau khi hoàn thành công đoạn này.
Thường kết cấu của sàn dự ứng lực căng sau bám dính; thì sẽ dùng cáp dẹt với bộ neo là 4 – 5 tao cáp; thực hiện việc căng riêng lẻ đối với mỗi tao cáp.
Đối với dầm thì người ta thường dùng ống ghen dạng tròn; với 5 – 12 tao cáp và lúc này dùng kích thủy lực để căng nhiều tao cáp 1 lúc. Bạn sẽ cần phải có nhiều nhân lực để thực hiện thao tác này; và cần có cẩu tháp để cẩu vào vị trí thi công.
Cáp không bám dính khi thi công thì chất lượng; sẽ tính xuyên suốt chiều dài của đường cáp và cả 2 đầu neo. Nên nếu 1 điểm nào đó bị mất ứng suất; thì sẽ dẫn đến tình trạng đường cáp không hoạt động. Cáp bị hỏng với các đoạn dài thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp; lên phần kết cấu công trình càng nhiều.
Riêng đối với cáp bám dính thì nó có khả năng truyền; cũng như phát triển lực căng sau từ 1 điểm; đi xa tới hơn 50 lần đường kính của tao cáp; nên nếu trường hợp 1 điểm nào đó trên đường cáp bị hỏng thì chỉ là cục bộ. Vì thế nên độ tin cậy của cáp bám dính sẽ cao hơn; và nó được dùng nhiều hơn trong các công trình thiết kế xây dựng hiện nay.
Tuy nhiên về việc sửa chữa thì cáp không bám dính lại thể hiện ưu điểm hơn; vì khi một đường cáp bị hỏng thì bạn chỉ cần rút tao cáp ra ;và thay thế, rồi tiến hành căng lại là được. Còn đối với cáp bám dính thì không thể sửa chữa do vữa sẽ bám vào trong ống ghen.