Cát xây dựng là gì ?
Cát là vật liệu xây dựng dạng hạt có nguồn gốc tự nhiên. Thành phần chủ yếu của cát là đá và các khoáng chất nhỏ mịn. Cát có khả năng chịu phong hóa rất tốt do nó cứng và có độ trơ về mặt hóa học cao.
Trong xây dựng, cát được trộn với xi măng và nước theo tỉ lệ nhất định để tạo thành vữa xây dựng, hoặc được thêm đá để tạo bê tông.
Trên thị trường hiện nay chỉ có cát sông, suối, biển được khai thác tự nhiên chứ không có cát xây dựng. Do sử dụng cát tự nhiên nhiều, người ta vẫn lầm tưởng cát tự nhiên mà họ tự mua từ các lò khai thác cát tự nhiên chính là cát xây dựng. Tuy nhiên, cát xây dựng đòi hỏi phải là cát sạch, đảm bảo nhiều tiêu chuẩn về kỹ thuât để đảm bảo an toàn trong xây dựng.
Tại sao phải kiểm tra cát ?
Trong xây dựng, nguyên tắc là tất cả các loại cát đều được kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Nếu dùng cát chứa tạp chất trong xây dựng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Cho nên cần chú ý về góc độ kỹ thuật là, cát thường chứa ba loại tạp chất gồm bùn, bụi sét, tạp chất hữu cơ.
Cát có chứa tạp chất hữu cớ sẽ làm suy giảm cường độ bê tông, vữa và tiết chất làm lang lổ bề mặt công trình. Nếu cát có clo (muối) sẽ gây nên hoan rỉ cổ thép, giảm độ bền công trình, dễ làm công trình sập, đứng gãy sau một thời gian sử dụng. Cát bẩn xây trát sẽ làm bề mặt công trình sần sùi ố mốc. Thực tế, các loại cát bẩn khi dùng để trát tường cho nhà thường gây ra hiện tượng chân tường ngấm nước, sùi ra. Đặc biệt, nếu trong cát có chứa tạp chất silic vô định hình thì sẽ gây ra hiện tượng sau 20 – 30 năm sử dụng bị phá vỡ bê tông từ bên trong.
Hiện nay ở Việt Nam rất ít nhà máy sản xuất cát xây xây dựng. Các công trình chủ yếu tự lấy cát từ các lò khai thác cát. Các lò khai thác này thường ít xử lí tạp chất; hay chất bẩn cho cát mà cứ vậy bán luôn. Chính vì lí do này nên ai cũng cần phải biết cách kiểm tra chất lượng cát xây dựng; để đảm bảo công trình bền đẹp, đảm bảo chất lượng.
Cách kiểm tra chất lượng cát xây dựng
Có rất nhiều cách đơn giản để xác định chất lượng của cát. Cách đơn giản nhất là bạn có thể lấy một nắm cát rồi nắm chặt lại trong lòng bàn tay rồi thả cát rơi ra. Nếu là cát bẩn thì bạn sẽ thấy lòng bàn tay dính bùn; đất sét hay các loại tạp chất khác.
Một cách khác bạn có thể đưa một vốc cát khô lên cao; thả xuống, nếu thấy bụi bay nhiều là cát bẩn và ngược lại. Cát chất lượng tốt thường có màu vàng.
Hoặc, bạn có thể sử dụng phương pháp kiểm tra cát khoa học hơn; chính là đổ cát vào nửa bình thủy tinh; thêm một ít nước vào rồi khuấy lên thật đều sau đó để cát lắng xuống đáy. Các chất bẩn và tạp chất sẽ xuất hiện rõ trên phần nước trong bình. Nếu nước đục là cát bẩn, nước có màu vàng là cát nhiễm phèn; nước có váng là cát dính dầu mỡ. Nguyên tắc là nếu hàm lượng bùn hoặc bụi bẩn vượt quá 3% tổng trọng lượng cát; thì cần làm sạch loại cát đó trước khi sử dụng.
Để khắc phục tình trạng cát nhiễm bẩn; trước khi dùng nên sàng cát qua lưới để lọc các bụi bẩn; cành khô, sỏi, vỏ xò lẫn trong cát. Tuyệt đối không nên sử dụng cát nhiễm phèn hay nhiễm mặn trong đổ bê tông; hoặc xây thô, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng chịu lực của bê tông; cũng như tuổi thọ của công trình. Nên ngoài việc lọc cát sau khi mua về; trước đó, bạn cũng nên tìm hiểu kĩ nguồn gốc của cát; để tránh mua phải cát nhiễm phèn và nhiễm mặn.