Trải qua hàng nghìn thế kỷ, có rất nhiều kiến trúc, ngôi nhà, biệt thự… được xây dựng với nhiều kiểu mái khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là cấu tạo mái dốc cổ điển mang nét hiện đại. Vậy mái dốc có cấu tạo như thế nào và mang những ưu điểm gì, hãy tìm hiểu nhé.
Cấu tạo mái dốc của ngôi nhà là gì?
Cấu tạo mái dốc là một thuật ngữ được sử dụng trong xây dựng, ý chỉ phần trên cùng của ngôi nhà với độ dốc tối đa khoảng 20 độ, thường được ví von là mặt sàn thứ hai, có khả năng chịu lực, nhiệt, gió, chống dột và các tác động khác của môi trường. Một mái che chất lượng phải đảm bảo hai yếu tố là kết cấu chịu lực và kết cấu bao che.
- Kết cấu chịu lực: mái dốc đóng vai trò như tuyến phòng thủ bảo vệ gia chủ hoặc người trong khu vực khỏi các tác động từ môi trường, trọng tải tĩnh và động. Trong đó, trọng tải tĩnh là tải trọng của nguyên vật liệu, sức bền… và trọng tải động là sức gió, mưa, tuyết…
- Kết cấu bao che: bao che là khả năng che chắn của mái dốc, ngăn ngừa nước thấm dột, cách âm và cách nhiệt tốt, đồng thời phải bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác động mạnh của ngoại lực.
Cấu tạo mái dốc cơ bản gồm:
- Tường thu hồi: nơi đỡ tấm lợp mái dốc. Có kết cấu là tường ngang đơn giản và chiều cao phụ thuộc vào dốc mái. Đối với các công trình phức tạp, đảm bảo tính kiên cố cao, tường thu hồi được bổ sung thêm trụ để tăng khả năng chống đỡ.
- Vì kèo: chất liệu được sử dụng phổ biến là thép, có cấu tạo hình tam giác hỗ trợ nâng đỡ hai phía của mái dốc.
- Hệ thống giằng: được xem là cầu nối liên kết vì kèo và khung mái thông qua xà gồ, giúp tăng tính vững chắc cho cấu tạo mái dốc. Đảm bảo chịu tải trọng tốt và kiên cố khung nâng đỡ cho mái nhà.
- Xà gồ: là vật dụng quan trọng của hệ thống giằng, có chức năng chống đỡ vì kèo và khung mái.
- Cầu phong: là những thanh gỗ có hình chữ nhật, được sắp xếp vuông góc với xà gồ.
- Li tô: là phần gỗ mắc ngang qua cầu phong, có chức năng giữ ngói cố định khi lợp.
- Ngói, xi măng, đất nung… là nguyên liệu chính của mái dốc, giúp bao che cho toàn bộ ngôi nhà, biệt thự…
Các ưu điểm của cấu tạo mái dốc
Cách nhiệt tốt: mái dốc nhỏ gọn và tiết kiệm tiết diện khoảng 10 – 15% so với mái bằng. Sự giảm đáng kể này giúp giới hạn bề mặt tiếp xúc với năng lượng mặt trời, hạn chế khả năng sinh ra nhiệt cho ngôi nhà.
Tiết kiệm năng lượng: phần mái dốc cho phép gió tự nhiên; từ bên ngoài len lỏi vào ngôi nhà nhiều nhất có thể, từ đó nhiệt độ trong nhà mát mẻ hơn và gia chủ tiết kiệm một khoản chi phí đầu tư vào nguồn năng lượng hỗ trợ tốn kém như quạt hoặc máy lạnh.
Tái sử dụng nước mưa; ứng dụng có từ thời ông bà ta và hiện nay vẫn tiếp tục phát huy; tại những khu vực chưa được cung cấp nước tận nơi. Tận dụng nước mưa là cách làm tiết kiệm công sức và tiền bạc. Với độ dốc ổn định, nước mưa chảy xuống theo hệ thống thoát nước; được xây dựng sẵn, đổ vào xô hứng, lu… dễ dàng và giảm thất thoát ra bên ngoài nhiều hơn
Phong cách: cấu tạo mái bằng đáp ứng hoàn hảo khả năng tự do thiết kế ; cho ngôi nhà của gia chủ hoặc kiến trúc sư trong các dự án. Mái dốc có đủ hình dạng và kích thước, từ đơn giản đến phức tạp.
Phổ biến nhất là 3 phong cách sau:
- Mái dốc đơn: là loại mái chỉ sử dụng vì kèo để tạo độ dốc; mà không cần sự hỗ trợ từ bất kỳ vật dụng khác.
- Mái dốc lợp kép hoặc xà gồ: với các mái lợp có nhịp vượt quá 2,4m; người thi công sẽ dùng xà gồ đặt dưới các vì kèo; để tiết kiệm chi phí và tăng sự chắc chắn cho mái nhà.
- Mái nhà giàn: chỉ những mái lợp có chiều dài quá 5m; không có tường đỡ bên trong, không có vách ngăn xà gồ ;và sử dụng các loại vì kèo thép thay thế.
Nhìn chung, cấu tạo mái dốc khá đơn giản và có thể sử dụng vật liệu sẵn có; tiết kiệm chi phí như mái ngói, xi măng…