Có nên trát trần trước khi làm trần thạch cao hay không? là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm bởi nếu trát một lớp vữa cho trần nhà mà không có tác dụng gì thì vô cùng lãng phí bởi khi làm trần thạch cao thì phần trần nhà sẽ bị che hết. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích và trả lời câu hỏi có nên trát trần khi làm trần thạch cao hay không, hãy cùng theo dõi nhé.
Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là trần được làm từ tấm thạch cao, cố định bằng hệ khung xương vững chắc liên kết vào kết cấu chính của tầng trên. Đây là lớp trần nằm dưới lớp trần nhà nên được gọi là trần giả.
Trần thạch cao được kết cấu từ các lớp vật liệu bao gồm:
- Khung xương thạch cao: giúp cố định và liên kết các tấm thạch cao thành một khối trần vững chắc.
- Tấm trần thạch cao: là tấm thay thế cho trần truyền thống được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.
- Lớp sơn bả: giúp trần được nhẵn mịn và đều màu
- Các vật liệu liên quan khác
Có nên làm trần thạch cao hay không?
Mỗi gia đình sẽ có những nhu cầu và lựa chọn riêng, để trả lời cho câu hỏi có nên làm trần thạch cao hay không chúng ta sẽ đi tìm hiểu và phân tích về những ưu – nhược điểm của trần thạch cao, từ đó đưa ra lựa chọn và phương án phù hợp nhất cho công trình của mình.
Ưu điểm khi làm trần thạch cao
- Một ưu điểm nổi bật của trần thạch cao là khả năng cách âm, chống ồn tốt. Với những ngôi nhà phố ở mặt đường bị ảnh hưởng bởi âm thanh bên ngoài thì lựa chọn trần thạch cao là phương án tuyệt vời giúp ngôi nhà luôn yên tĩnh và có được sự riêng tư trong nhà.
- Cách nhiệt vô cùng tốt: Trần thạch cao còn nổi bật bởi khả năng cách nhiệt. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, tấm trần thạch cao sẽ trở thành lớp bảo vệ nhiệt độ từ trần nhà không thể tác động xuống các phòng. Điều này giúp ngôi nhà luôn mát mẻ và tiết kiệm được khá nhiều điện năng sử dụng đấy.
- Tăng tính thẩm mỹ, nâng cao đẳng cấp cho ngôi nhà. Trần thạch cao được thi công với nhiều phong cách, màu sắc và họa tiết hoa văn vô cùng đa dạng, độc đáo phù hợp với mọi phong cách thiết kế. Nên được ứng dụng thay thế trần nhà truyền thống rất nhiều trong thời gian gần đây.
- Thạch cao là nguyên liệu được sản xuất với công nghệ tạo bọt vô cùng hiện đại. Nên có trọng lượng rất nhẹ và đặc biệt chống cháy nổ vô cùng tốt.
- Độ bền cao, dễ dàng thi công, lắp đặt và tháo dỡ. Gia chủ sẽ không còn phải lo lắng về việc sửa chữa nếu không may trần nhà gặp sự cố. Việc thi công lắp đặt, tháo dỡ vô cùng đơn giản, không tốn kém chi phí và thời gian.
Nhược điểm khi làm trần thạch cao
Với những tính năng nổi trội kể trên thì trần thạch cao vẫn tồn tại một số nhược điểm phải kể đến như:
- Trần thạch cao khi gặp nước sẽ xảy ra một số phản ứng khiến thạch cao nhanh hư hỏng. Vì vậy khi làm trần thạch cao cũng đồng nghĩa với việc bạn phải bảo vệ trần nhà. Tránh không để dính nước hoặc nước rò rỉ từ hệ thống trần nhà.
- Trần thạch cao sau một thời gian sử dụng lâu dài sẽ bị ố vàng, gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà
- Với những khu vực thời tiết khắc nghiệt thì trần thạch cao dễ bị co ngót khiến các vết nứt xuất hiện. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng tới hệ kết cấu thạch cao của công trình.
Có nên trát trần nhà trước khi làm trần thạch cao hay không?
Câu hỏi đặt ra là có nên trát trần trước khi làm trần thạch cao hay không. Thì theo như phân tích ở trên thì trần thạch cao hay chính là trần giả nằm dưới trần nhà. Nên sẽ che đi những khuyết điểm của trần nhà nên xét dưới góc độ thẩm mỹ. Thì không nhất thiết phải trát trần. Xét dưới góc độ kinh tế thì trát trần thường tốn khá nhiều công sức cũng như chi phí thi công. Nên việc trát trần trước khi làm trần thạch cao là không cần thiết.
Ngoài ra trần thạch cao có khả năng chống ồn, chống thấm và cách nhiệt vô cùng hiệu quả. Nên bạn sẽ không phải lo ngại cho căn nhà nếu không trát trần. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi có nên trát trần trước khi làm trần thạch cao hay không. Thì câu trả lời của chúng tôi là không cần thiết. Tuy nhiên nếu có điều kiện và nhu cầu bạn hoàn toàn có thể trát. Phòng trường hợp sau này muốn tháo bỏ thạch cao sử dụng trần truyền thống.
Những lưu ý quan trọng khi làm trần nhà thạch cao?
Cũng giống như các hạng mục thi công khác của công trình. Khi thi công trần thạch cao cần phải lưu ý một số điều quan trọng để trần thạch cao đạt chất lượng tốt nhất. Cũng như đạt được giá trị thẩm mỹ cao nhất và bền lâu với thời gian:
- Không để nước thấm vào trần thạch cao bởi trần thạch cao rất kỵ nước. Khi tiếp xúc với nước lâu ngày sẽ xảy ra phản ứng khiến trần nhanh hư hỏng, ảnh hưởng tới hệ kết cấu, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra xem trần có bị ngấm nước hay nhà có bị rò rỉ nước ảnh hưởng tới trần thạch cao hay không.
- Trần thạch cao dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị ố, vàng, mất thẩm mỹ. Cách xử lý vô cùng đơn giản là bạn sơn phủ lại phần bị ố vàng để đảm bảo tính thẩm mỹ cho trần thạch cao.
- Trần thạch cao cần phải được bảo dưỡng đúng hạn theo chu kỳ. Bởi sau một thời gian dài trần sẽ bị co lại khiến các vết nứt xuất hiện gây mất thẩm mỹ.
- Bạn có thể sử dụng tấm thạch cao chịu nước. Như: Smart board hoặc tấm Duraflex, giúp tránh trường hợp trần nhà bị ngấm dột.
- Với nhà cấp 4 hay nhà cao tầng sử dụng mái tôn hoặc mái ngói thì nên sử dụng trần thả. Với ưu điểm là giá thành rẻ, dễ dàng sửa chữa, thay thế.
- Khi làm trần thạch cao với nhà mái tôn, để giảm nóng bạn có thể trải thêm 1 lớp tấm cách nhiệt trước khi làm trần. Chi phí cho tấm cách nhiệt cũng không quá cao.
Việc sử dụng trần thạch cao thay thế cho trần nhà truyền thống. Được ứng dụng vô cùng phổ biến hiện nay bởi tính thẩm mỹ và cách âm, cách nhiệt.
Như vậy, có nên trát trần trước khi làm trần thạch cao hay không? Câu trả lời là: Không cần thiết. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ. Sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích và có thể ứng dụng nó. Trong quá trình lên ý tưởng thiết kế và thi công mái ấm mơ ước của mình nhé.