Chỉ huy phó là 1 vai trò hết sức quan trọng trong các dự án xây dựng đặc biệt là các dự án có độ lớn và tính phức tạp cao. Cùng tìm hiểu xem nghề này như thế nào và làm sao để trở thành 1 chỉ huy phó chất lượng.
Cán bộ chỉ huy phó công trình xây dựng có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc giám sát, chỉ đạo, điều phối hoạt động thi công tại công trường, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dự án. Vì vậy nghề nghiệp này có những yêu cầu hết sức khắt khe, đòi hỏi người trong nghề luôn luôn phải học hỏi, rèn luyện mới có thể đảm nhiệm được công việc.
Công việc của chỉ huy phó công trình là gì?
Tùy thuộc vào quy mô công trình mà người chỉ huy phó sẽ có những nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên các công việc chính vẫn sẽ bao gồm:
- Công tác chuẩn bị trước khi thi công
- Nắm rõ các thông tin về công trình và chuẩn bị các điều kiện/thủ tục trước khi thi công, khảo sát và xử lý thông tin của công trình: Thông tin từ chủ đầu tư, đơn vị giám sát, thông tin thực địa, thông tin từ hồ sơ, tài liệu…
- Đề xuất và phối hợp với các bộ phận liên quan lập phương án tổ chức triển khai thi công.
- Đề xuất và xây dựng kế hoạch triển khai tổng thể công trình: tiến độ thi công, bố trí nhân lực, kế hoạch vật tư, tài chính, Biện pháp an toàn VSLĐ, PCCC…
Tổ chức thi công
- Quản lý, tổ chức triển khai thi công theo điều phối của chỉ huy trưởng.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng các hạng mục công việc được phân công
- Báo cáo, đề xuất ý kiến với chỉ huy trưởng; và quản lý cấp cao về các vấn đề công tác tổ chức thi công công trình; các khó khăn, sự cố bất thường tại công trình; để chỉ đạo giải quyết nhằm thi công đúng tiến độ và đạt chất lượng.
- Nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình
- Cùng với chỉ huy trưởng thực hiện thủ tục nghiệm thu bàn giao theo đúng quy định.
- Tổ chức công tác bảo trì, bảo hành công trình theo nhiệm vụ được giao.
- Các hoạt động phối hợp
- Phối hợp với các phòng ban, bộ phận liên quan đến công tác thi công; quản lý nhân sự nội bộ, công tác kiểm định, nghiệm thu, bàn giao, HSE, ISO.
- Quan hệ với các đối tác (chủ đầu tư, đơn vị giám sát…); để thực hiện tốt công tác thi công.
- Giao dịch với các cơ quan chức năng để giải quyết các công việc có liên quan đến tổ chức; triển khai thi công công trình được phân công thực hiện.
Làm sao để trở thành chỉ huy phó công trình giỏi?
Để trở thành một chỉ huy phó công trình giỏi, ngoài việc có kiến thức rộng, kỹ năng tốt; khả năng bao quát công việc và linh hoạt xử lý tình huống, vấn đề phát sinh, bạn cần phải:
- Có khả năng tổ chức, quản lý tốt; và điều phối tốt bởi bạn sẽ trực tiếp làm việc với nhiều cá nhân; bộ phận cả trong và ngoài công ty
- Có khả năng giao tiếp tốt, năng động; và sáng tạo sẽ giúp bạn giải quyết công việc dễ dàng hơn
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Có khả năng làm việc ở cường độ cao và chịu áp lực tốt.
- Thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm cần thiết khác phục vụ công việc
Chỉ hẳn bạn sẽ không chỉ dừng lại ở vị trí chỉ huy phó công trình; tuy nhiên muốn vươn lên những vị trí cao hơn bạn cần tôi luyện; và trau dồi đầy đủ những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về công việc của một chỉ huy phó công trình; từ đó có những định hướng rõ ràng hơn cho tương lai.