Phương pháp điều chỉnh nội lực
Khi các nhịp cạnh nhau chênh lệch lờn hơn 10% có thể dùng các kết quả đã có với sự điều chỉnh cần thiết. Thường cần điều chỉnh ( nội lực ) momne dương ở nhịp lớn hơn và phạm vi tác dụng của momen âm ở nhịp bé.
Xét dầm 2 nhịp
Khi 2 nhịp bằng nhau ta có momen dương ở các nhịp là M1 và M2 còn momen âm ở gối là Mb.
Tiếp đến giữ nguyên nhịp BC là l và thu nhỏ nhịp AB và đặt là x.
Ta thấy khi giảm dần x từ l đến không thì M1 giảm thành M1′, Mb giảm thành Mb’ và M2 tăng lên thành M2’=kM2. Cho tới khi M1′ giảm đến không từ đây trở đi trong nhịp AB chỉ còn có momen âm.
Khi x=0 dầm trở thành 1 nhịp và Mb’=0; M2′ đạt giá trị lớn nhất.
Từ phân tích trên ta rút ra kết luận:
- Để an toàn trong thiết kế có thể lấy Mb như khi tính toán với dầm đều nhịp, lấy M1′ được tính với nhịp x, lấy M2’=k1.M2 với k1=1,375-(0,375x/l).
Xét dầm 3 nhịp trường hợp 1
Khi 3 nhịp bằng nhau ta có momen dương ở các nhịp là M1 và M2, M3 còn momen âm ở gối là Mb, Mc.
Tiếp đến giữ nguyên nhịp giữa bằng l, giảm 1 hoặc cả hai nhịp biên thành x1,x3 thì các momen dương M1,M3 giảm dần (như với M1 của dầm hai nhịp) .
Ta thấy khi giảm dần x thì các momen âm Mb, Mc cũng giảm dầm theo x1 và x3. Momen dương M2 tăng lên thành M2’=k2.M2 với .
Để thiết kế an toàn không lấy giảm Mb và Mc. Lấy M1′ và M3; theo nhịp x1,x3.
Xét dầm 3 nhịp trường hợp 2
Giữ nguyên nhịp một và nhịp ba bằng l, giảm nhịp giữa BC thành x2<l ( hình c ở trên ).
Khi giảm x2 thì ban đầu Mb’ và Mc’ giảm xuống nhưng đến 1 lúc nào đó trở đi ( x2<0,5.l) thì Mb’, Mc’ lại tăng dần lên. Đến khi x2=0 sẽ trở thành dầm 2 nhịp.
Khi Mb’ và Mc’ giảm xuống thì M1′ và M3′ tăng lên. Để thiết kế an toàn, lấy Mb và Mc như khi đều nhịp, lấy M2′ được tính theo x2, lấy M1’=k.M1 và M3’=k.M3 với k cho theo bảng bên dưới: