Công đoạn bảo dưỡng bê tông móng góp phần đảm bảo độ chắc, độ bền, khả năng chịu nhiệt và tính thẩm mỹ của cột sau khi đổ. May mắn, điều kiện khí hậu của Việt Nam vào mùa hè hoặc những ngày không mưa nắng rất gắt, độ ẩm thấp giúp quá trình hoàn thiện cột bê tông thêm dễ dàng. Tuy nhiên, người thi công cũng không vì thế mà lơ là trong công tác bảo dưỡng. Trong bài viết sau đây Blog Xây Dựng sẽ hướng dẫn các bước thực hiện đúng cách, hãy tham khảo nhé!
Lý do cần bảo dưỡng bê tông móng
Xây dựng công trình là một chuỗi các hoạt động khép kín với mục đích nâng cao tính an toàn và thời hạn sử dụng. Bê tông được sử dụng cũng không ngoại lệ. Do đó, trước khi lắp đặt vào kết cấu, chúng cần được bảo dưỡng sau khi đổ để chắc chắn sản phẩm đưa vào là tốt nhất, chi tiết sẽ là:
- Tránh tình trạng nứt vỡ do lớp bê tông còn yếu và thấm dột khi tiếp xúc với nước.
- Đạt tính thẩm mỹ cao: với các cột bê tông được đặt sâu trong lòng đất, đa số người thi công chỉ quan tâm đến chất lượng. Nhưng nếu cột đặt trần bên ngoài, yếu tố đẹp xấu mang tính quyết định cao. Cột bê tông được bảo quản chu đáo sẽ ăn sơn tốt, khắc họa dễ dàng và trơn láng đẹp mắt.
Hướng dẫn cách bảo dưỡng bê tông móng đúng kỹ thuật
Việc bảo dưỡng sẽ gồm hai lưu ý lớn, một là các nguyên tắc cơ bản cần nắm và quy trình thực hiện đúng tiêu chuẩn.
Các nguyên tắc cần nắm khi bảo dưỡng
1/ Hạn chế đến mức tối thiểu các va chạm vật lý: chọn vị trí thoáng, độ rộng vừa đủ cho từng cột và hứng đầy đủ ánh nắng mặt trời. Tránh đặt dưới các tán cây lớn, gần đá có nguy cơ lăn hoặc đặt chồng các cột bê tông lên với nhau, như vậy có thể giảm sự tác động lẫn nhau khiến cột nứt vỡ.
2/ Giữ môi trường nơi bảo quản cột luôn ẩm: dù bề mặt đã cứng, trong thời gian đầu các cột bê tông vẫn diễn ra quá trình thủy hóa ở bên trong. Trong đó nước là dung môi hoàn hảo thúc đẩy quá trình diễn ra nhanh hơn. Do vậy, người giám sát cần tưới nước thường xuyên lên các cột đang hoàn thiện, ở nhiệt độ cao và dưới nắng gắt, hoạt động này cần lặp lại gấp đôi.
Các bước cần thiết trong quy trình bảo dưỡng
Nước là nhân tố bắt buộc phải có trong quá trình đông cứng cột bê tông. Để hạn chế sự bốc hơi nước khiến bê tông không đạt chuẩn. TCVN 8828:2011 đã quy định trong thời gian bảo dưỡng, cột đúc cần giữ nguyên cốp pha như ban đầu.
1/ Giai đoạn đầu
Phủ một lớp bạc, ni lông hoặc bao xi măng lên bề mặt của lớp bê tông vừa đổ. Hạn chế dùng giấy phủ, khi khô sẽ khó gỡ và sơn ít bám. Ít nhất trong 3 ngày đầu, tránh tác động lực mạnh hoặc tưới nước. Bề mặt chưa ráo sẽ khiến bê tông loang lổ và kéo dài thời gian đông cứng. Đồng thời người giám sát phải kiểm tra liên tục. Bởi giai đoạn này bê tông rất dễ nứt bề mặt.
2/ Giai đoạn chờ lắp ráp vào công trình
Sau 2 – 3 ngày, tiến hành kiểm tra kết quả của bê tông 1 lần nữa. Lúc này bề mặt đã chuyển sang xám trắng, khô ráo và cứng nhẹ các mặt. Hãy gỡ lớp phủ ở bề mặt để thành phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Trong thời gian đó hãy tưới nước thường xuyên, với nơi nắng nóng hãy tưới ít nhất 4 lần/ngày. Sau 10 ngày có thể giảm số lần tưới.
Sau khoảng 15 ngày, cột bê tông có thể tách ra khỏi cốp pha. Để chắc chắn về chất lượng, hãy kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Bảo dưỡng bê tông móng là công việc rất đơn giản trong thi công. Thông thường, chúng không chiếm quá nhiều thời gian của người thi công. Và không đòi hỏi người giàu kinh nghiệm thực hiện.