Trước đây, tầng hầm thường được biết đến là gara để xe của những tòa nhà công cộng, tòa nhà cao tầng là tầng, nhưng hiện nay tầng hầm được thiết kế và thi công khá phổ biến ở những ngôi nhà phố với diện tích không quá lớn. Việc thiết kế và thi công tầng hầm cũng được nhiều gia chủ quan tâm hơn bởi thi công cần lưu ý những vấn đề như bố trí thép vách tầng hầm, độ dốc, kích thước, chống thấm, thông gió, an toàn cho nhà liền kề… Bài viết này tập trung vào vấn đề bố trí thép vách tầng hầm, hãy cùng theo dõi nhé.
Thi công vách hầm nhà phố là gì?
Vách tầng hầm là phần bê tông cốt thép thay thế cho tường gạch, nằm ở các đường biên ngoài cùng của ngôi nhà và chiều cao giới hạn trong phạm vi tầng hầm.
Điểm khác biệt giữa vách tầng hầm và vách nhà là vách nhà được xây bằng gạch còn vách tầng hầm được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Đặc điểm của tầng hầm là nằm toàn bộ dưới lòng đất nên rất nhiều lực khác nhau từ bên trên truyền xuống nên vách tầng hầm phải được xây dựng bằng bê tông cốt thép để đảm bảo khả năng chịu lực cũng như tính an toàn khi sử dụng.
Thi công vách hầm chịu các áp lực tải trọng gì?
Tầng hầm nằm hoàn toàn dưới lòng đất nên phải chịu rất nhiều lực khác nhau, ngoài áp lực từ đất còn có tải trọng của các công trình liền kề. Nếu như trọng lực tác động theo đường chéo thì các lực này lại được chia thành 2 phần theo phương đứng và phương ngang.
Vách tầng hầm sẽ chịu tác động lực theo phương ngang còn nền đất sẽ chịu lực theo phương đứng. Tầng hầm càng sâu thì lực truyền xuống càng nhiều. Ngoài ra, tải trọng từ hệ dầm, sàn của tầng trên truyền xuống vách tầng hầm nên phần chân vách sẽ chịu tác động lớn nhất
Hướng dẫn bố trí thép vách tầng hầm chuẩn xây dựng
Bố trí thép vách tầng hầm là việc làm vô cùng quan trọng quyết định chất lượng cũng như tính an toàn khi sử dụng của tầng hầm, gia chủ cần đặc biệt lưu ý. Khi bố trí thép vách tầng hầm cần bố trí 2 lớp cốt thép, trong đó, cốt thép theo phương thẳng đứng nằm phía ngoài là thép chịu lực chính.
Biện pháp chống thấm vách tầng hầm
Chống thấm vách hầm cũng là một trong những công tác quan trọng không kém bố trí thép vách tầng hầm gia chủ không nên bỏ qua. Hiện nay, có 2 phương pháp chống thấm vách tầng hầm phổ biến đó là: chống thấm thuận và chống thấm ngược.
Chống thấm thuận: là phương pháp chống thấm thường được sử dụng nhất. Nghĩa là chống thấm từ tác nhân bên ngoài vào bên trong vách tầng hầm.
Chống thấm ngược: Ngược lại với chống thuận, chống thấm ngược là chống thấm từ bên trong ra ngoài. Ngược theo hướng nguồn gây thấm. Tùy vào đặc điểm, tính chất của mỗi công trình khác nhau mà chọn chống thấm thuận hay chống thấm ngược cho vách tầng hầm. Để đảm bảo khả năng chống thấm cũng như chất lượng công trình.
Mỗi biện pháp chống thấm đều có những ưu nhược riêng mà chúng ta phải cân nhắc. Để lựa chọn sao cho phù hợp với công trình nhà mình. Với không gian 2 nhà liền kề nhau, khoảng cách giữa khe tường quá hẹp. Thì chúng ta không thể sử dụng phương pháp chống thấm thuận. Nên phương pháp chống thấm ngược lại được cho là tối ưu nhất.
Cũng giống như chống thấm vách hầm giữa 2 nhà liền kề. Thì nhà chung tường cũng phải sử dụng chống thấm ngược bởi không thể nào chống thấm thuận được.
Chống thấm thuận thường được thi công ngay từ đầu trong quá trình xây dựng tầng hầm. Nếu như không xử lý chống thấm thuận từ đầu sẽ gây ra tình trạng vỡ kết cấu. Ảnh hưởng đến chất lượng công trình thì cần phải khắc phục bằng phương pháp chống thấm ngược.
Những lưu ý quan trọng khi thiết kế thi công tầng hầm
- Tuân thủ các quy tắc về độ dốc, chiều cao, chiều rộng dốc tầng hầm. Để đảm bảo tính an toàn cũng như khả năng di chuyển của các phương tiện khi vào tầng hầm.
- Thực hiện các biện pháp chống thấm tầng hầm ngay từ đầu để đảm bảo tầng hầm không bị thấm. Ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công trình.
- Đảm bảo ánh sáng cho tầng hầm bởi đây là khu vực tối tăm nhất của tòa nhà. Tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường, ánh sáng đảm bảo sẽ giúp bạn phát hiện được những mối nguy hiểm một cách sớm nhất. Như cháy nổ, động vật trong hầm hay kẻ gian trốn trong hầm.
- Lối vào tầng hầm hạn chế uốn lượn hoặc cắt ngang lối đi bộ
- Tạo các gờ ma sát chống trượt tại đường xuống tầng hầm. Đảm bảo an toàn các phương tiện giao thông khi di chuyển lên xuống tầng hầm .
- Thực hiện biện pháp thông gió tầng hầm bởi tầng hầm nằm dưới lòng đất, không khí ngột ngạt. Tiềm ẩn các khí độc từ khói bụi của xe cộ không được thoát đi ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
- Thiết kế hệ thống chống cháy nổ và tuyệt đối không để chất dễ cháy nổ trong tầng hầm.
- Thiết kế hệ thống thoát nước cho tầng hầm. Nếu không muốn tầng hầm bạn là nơi chứa nước của cả con phố vào những ngày mưa lớn, ngập lụt.