Khi thiết kế và thi công tầng hầm cho các công trình xây dựng thì một yếu tố quan trọng mà chúng ta cần lưu ý là độ dốc tầng hầm cũng như kích thước tiêu chuẩn của tầng hầm. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của tầng hầm cũng như chất lượng của cả công trình. Bài viết này của chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tính độ dốc tầng hầm cũng như những lưu ý không thể bỏ qua khi xây tầng hầm. Hãy cùng theo dõi nhé.
Tầng hầm là gì?
Xây tầng hầm hẳn không còn quá xa lạ trong xây dựng hiện nay. Nếu như trước đây tầng hầm chỉ phổ biến đối với những công trình công cộng, những công trình lớn như các tòa cao ốc, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện… thì hiện nay tầng hầm khá phổ biến ở các công trình nhà ở dân dụng với mục đích cũng đa dạng hơn, không chỉ đơn giản là phục vụ mục đích để xe. Tầng hầm hiện nay còn được sử dụng với mục đích kinh doanh, giải trí, nơi để hộp kỹ thuật, hệ thống điều hòa không khí, máy hút mùi, truyền hình cáp…
Về khái niệm tầng hầm, chúng ta có thể hiểu đơn giản là không gian nằm phía dưới tầng trệt, nằm toàn bộ dưới lòng đất hoặc nằm một phần dưới lòng đất thì được gọi là tầng bán hầm. Vì nằm dưới lòng đất nên tầng hầm được đánh giá cao bởi tối ưu công năng cũng như tiết kiệm diện tích cho toàn bộ không gian tòa nhà.
Tại sao phải tính độ dốc tầng hầm?
Như chúng ta đã biết, mỗi một hạng mục trong công trình nếu không được tính toán kết cấu ngay từ ban đầu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cũng như tính bền vững của toàn bộ công trình. Trước khi thi công tầng hầm cần phải tính toán thật kỹ lưỡng các thông số của tầng hầm, trong đó bao gồm độ dốc tầng hầm bởi nó quyết định khả năng di chuyển của các phương tiện khi đi qua tầng hầm, nếu không được tính toán rất dễ xảy ra trường hợp các phương tiện lớn như ô tô bị cụng trần hoặc chạm gầm. Không may mắn có thể gây ra tai nạn thương tâm.
Ngoài ra, cần phải tính độ dốc tầng hầm trước khi thi công bởi nếu đã thi công hoàn toàn thì việc sửa chữa lại vô cùng khó khăn và tốn kém chi phí. Vì vậy phòng bệnh hơn chữa bệnh, cần có bản thiết kế chi tiết khi xây tầng hầm để đảm bảo tầng hầm khi hoàn thiện đạt chuẩn nhé.
Cách tính độ dốc tầng hầm theo tiêu chuẩn xây dựng
Như đã nói ở trên, một trong những bước quan trọng trước khi thi công tầng hầm đó là tính toán thật kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật cũng như độ dốc của tầng hầm nhằm mang lại sự an toàn trong quá trình sử dụng. Nếu độ dốc tầng hầm quá dốc hoặc quá thoải thì việc các phương tiện giao thông khi di chuyển qua sẽ gặp bất tiện.
Ngoài ra nếu như độ dốc tầng hầm không được tính toán kỹ lưỡng thì nước từ trên đường sẽ dễ dàng tràn xuống tầng hầm gây ngập úng. Đây là một việc làm vô cùng quan trọng mà các gia chủ không nên chủ quan nếu như muốn tiền mất tật mang. Dưới đây là cách tính độ dốc tầng hầm theo tiêu chuẩn xây dựng:
Theo tiêu chuẩn xây dựng thì ram dốc tầng hầm có độ dốc tối đa không được vượt quá 15% so với chiều sâu của hầm. Nếu vượt quá sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc di chuyển của các phương tiện giao thông.
Cách tính độ dốc tầng hầm như sau: Độ dốc đường hầm = (chiều sâu/ chiều dài) < 15%. Nếu chiều sâu của hầm là 1m, thì chiều dài của dốc hầm không được nhỏ hơn 6m. Nhằm đảo bảo cho phương tiện lưu thông an toàn, tránh trường hợp ô tô gầm thấp dễ bị chạm gầm khi xe lên xuống hầm.
Ngoài ra đối với dốc cong thì độ dốc thường được thiết kế không vượt quá 13%. Và các đường dốc thẳng thường là 15%.
Cách tính chiều rộng đường dốc
Khi tính kích thước chiều rộng ram dốc tầng hầm không được < 3.5m.
Bên cạnh đó, ram dốc tầng hầm phải cách ranh lộ giới tối thiểu 3m. Để đảm bảo các phương tiện giao thông di chuyển an toàn từ tầng hầm lên trên mặt đường. Phải cách một đoạn đệm dừng xe để không ảnh hưởng gì tới tầm quan sát của người tham gia giao thông khác ở trên đoạn đường tiếp giáp với tầng hầm.
Cách tính chiều cao đường hầm
Cũng theo quy định của bộ xây dựng thì khi thiết kế chiều cao tầng hầm. Thì chiều cao không được < 2,2m tức là chiều cao tương ứng của đường dốc cũng không được < 2,2m. Với mỗi công trình sẽ có những đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên khi thiết kế chiều cao tầng hầm cần đảm bảo chiều cao an toàn. Để các phương tiện có thể lưu thông lên xuống hầm một cách dễ dàng thì cần tuân thủ đúng chiều cao theo tiêu chuẩn xây dựng.
Những lưu ý khi thiết kế tầng hầm và cách tính độ dốc tầng hầm
Thi công tầng hầm là một hạng mục khá phức tạp. Vì vậy gia chủ không nên chủ quan, cần có một bản vẽ thiết kế chi tiết để đảm bảo kết cấu cũng như chất lượng của tầng hầm.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà gia chủ cần nắm bắt được khi xây dựng tầng hầm. Đảm bảo công trình được thi công chính xác.
- Tính toán chiều cao của tầng hầm không được 2,2m.
- Lối vào của tầng hầm không được cắt ngang lối đi bộ khi đi lên tầng trệt.
- Số lượng lối ra của tầng hầm tối thiểu là 2 và có kích thước tối thiểu là 0,9m x 1,2m.
- Độ dốc của lối xuống tầng hầm tối thiểu là 13%.
- Đường dốc thẳng và đường dốc cong là 17%.
- Một lưu ý quan trọng là phải có giải pháp chống thấm tầng hầm
- Đảm bảo thông gió cho tầng hầm bởi tầng hầm là nơi u tối, ngột ngạt. Là tác nhân gây ra ẩm mốc, mầm bệnh gây hại cho sức khỏe của con người.
- Thiết kế hệ thống ánh sáng đủ cho tầng hầm để đảm bảo tầng hầm luôn sáng sủa. Tránh ảnh hưởng tới việc di chuyển của các phương tiện giao thông.
- Khi đổ nền và vách hầm cần đổ bê tông cốt thép dày 20cm. Để tránh nước ngầm hoặc nước thải thấm vào tầng hầm. Ở công tác này cần lưu ý chống thấm phải được xử lý kỹ càng. Và chuẩn chỉ để ngăn chặn dòng nước bên ngoài ngập vào hầm mà không thoát ra được.
- Cần thiết kế rãnh âm tầng hầm để thoát nước khi nước mưa tràn. Và dẫn sang lỗ ga ngay dưới chân đường dẫn dốc xuống trong tầng hầm. Phải thiết kế máy bơm nước. Bơm ngược ra đường lớn khi mưa lớn gây ngập.