Đầm nền nhà là một trong những bước kỹ thuật vô cùng quan trọng trong các công trình xây dựng vì nó ảnh hưởng tới kết cấu và sức chịu tải trọng của công trình. Công việc đầm nền nhà có hiệu quả thì ngôi nhà của bạn mới được an toàn khi sử dụng và không xảy ra các hiện tượng nguy hiểm sau này.
Đầm nền nhà là gì ? Sự quan trọng của việc đầm nền nhà đúng kỹ thuật
Đầm nền nhà là quá trình làm chặt đất trên mặt để tạo độ nén và đảm bảo độ vững chắc cho nền nhà. Tùy vào vật liệu đắp nền nhà mà có những phương pháp kỹ thuật đầm phù hợp. Các vật liệu đắp nền có thể là đất, đất sét, cát hoặc cát mịn, các loại bê tông nhẹ… Hướng dẫn đầm nền nhà nên phải kỹ càng vì đầm nền càng chắc chắn và đúng kỹ thuật thì công trình càng vững chắc và bền lâu, không để xảy các hiện tượng như sụt lún, nghiêng, vỡ nền nhà…
Hướng dẫn đầm nền nhà có vai trò như thế nào chắc hẳn mọi người đều hiểu. Bên cạnh cách đổ móng phù hợp thì quá trình đầm nền nhà được chú trọng nhiều nhất để tạo nên kết cấu vững chắc cho ngôi nhà bên cạnh kết cấu mái, dầm… Nếu như nền nhà không đảm bảo sự vững chắc thì sau quá trình sử dụng sẽ xảy ra các hiện tượng vô cùng nguy hiểm như:
- Sụt lún công trình: Đây là hiện tượng phổ biến cho các công trình nhà cao tầng do trọng tải lớn mà kết cấu nền móng không được đảm bảo hoặc chọn phương án móng sai hoặc chủ nhà được hướng dẫn đầm nền nhà không kỹ rồi tự thi công dẫn đến sụt lún. Khi sụt lún công trình nhà rất dễ bị nghiêng cũng như ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu mẫu thiết kế nhà đẹp, rất nguy hiểm.
- Nền nhà bị vỡ và phải tôn lại nền nhà bằng các vật liệu khác rất tốn kém.
Một số loại đất cần phải hạn chế đắp nền nhà là đất sét, đất xốp:
- Đất sét: khả năng hút nước kém, do kết cấu quá chặt nên không tạo được môi trường sống tốt cho các vi sinh vật cần ô xy, dẫn đến hạn chế tác dụng tự làm sạch của đất. Do đó, nếu sử dụng loại đất này nhà dễ bị ẩm thấp, sàn dễ đọng nước, ruồi muỗi, nắm móc dễ sinh sôi.
- Đất xốp: khả năng chịu lực kém, dễ dẫn đến tình trạng nhà lún hay nghiêng đổ và nguồn nước hay bị ô nhiểm do nước thải sinh hoạt tích tụ phía dưới.
Giới thiệu một số cách đầm nền nhà hiệu quả và phổ biến hiện nay
Hiện nay có nhiều cách đầm nền nhà được sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng đó là: đầm nện, đầm lăn, đầm rung và đầm cóc. Trong đó có loại đầm sử dụng máy móc hiện đại, có loại đầm dùng sức người và sự hỗ trợ. Tuy nhiên tùy vào quy mô diện tích mà có phương pháp hướng dẫn đầm nền nhà phù hợp.
Đầm nện: Loại đầm nền này còn được gọi là đầm xung lực, là loại đầm được sử dụng động năng của vật rơi tác dụng lên mặt đất. Mặc dù thời gian tác dụng ngắn nhưng ứng suất gây biến dạng vẫn có thể truyền sâu vào trong lòng đất.
- Đầm thủ công: Đơn giản là loại đầm nện không cần đến máy móc tự động và sử dụng ở những phạm vi chật hẹp mà máy đầm không tới được. Đầm bằng gỗ, đầm bê tông, đầm ngang (nặng 8-10kg) hiệu quả và năng suất đầm thấp vì sử dụng bằng sức người và có hỗ trợ của các dụng cụ đầm.
- Đầm chày cơ giới: Cũng là kiểu đầm nện sử dụng chày đầm nặng từ 2 đến 4 tấn bằng thép hay bê tông cốt thép được treo trân cần trục có trọng tải 5 tấn, giá búa có đóng cọc hoặc máy đào đất, khi đầm thì máy sẽ nâng chày lên cao 3 đến 5m rồi rơi tự to. Hướng dẫn đầm nền nhà bằng biện pháp này khá nguy hiểm và sử dụng cho không gian rộng có mặt bằng chứa cần trục. Trọng lượng càng lớn chiều dày lớp đất đắp càng lớn, chiều dày lớp đầm còn phụ thuộc vào loại đất: với cát từ 0,8-1m, với đất dính 0,6-0,8m. Số lần nện trên một chỗ 3-5 lần. Đầu chày có giới dùng cho đất rời, đất dính và đất đá đắp, dùng để gia cường những móng hẹp chưa chịu được tải trọng yêu cầu. Đầm cách công trình có sẵn khoảng 2m để tránh rung động.
Hướng dẫn đầm nền nhà hiệu quả với kỹ thuật đầm nện:
- Đầm từ 2 mép dồn vào giữa.
- Trước tiên phải dầm nhẹ ,bằng cách giảm chiều cao nâng đầm khoảng 4 lần. Khi dùng đầm chày treo vào đầu cần máy đào đất thi mỗi dải đầm lấy rộng bằng 0,9 đường kính (hoặc cạnh bé nhất) của tấm chày. Để đầm được đều thì góc tay quay cần lớn nhất là 90°. Sau khi kết thúc việc đầm bằng đầm nện, một lớp đất dày khoảng 15cm vẫn ở trạng thái tơi xốp, phải được đầm lại bằng đầm nhẹ hơn.
- Việc đầm đất rrong điều kiện khó khăn, chật hẹp (lấp đất vào các khe móng v.v.) cần phải tiến hành đầm bằng các phương tiện cơ giới như máy đầm nện, đầm nên chấn động treo vào các máy khác như cần cẩu, máy kéo, máy đào…, ở những chỗ đặc biệt khó đầm, phải sử dụng máy đầm loại nhỏ. Nếu không thê đầm được bằng máy thì phải đầm thủ công theo các quy định hiện hành.
Đầm lăn: Có các loại : Lu bánh cứng trơn (đầm lăn mặt nhẵn), lu chăn cừu (đầm lăn chân cừu), lu bánh lớp (lực đầm tác dụng từ từ qua sức nén của các bánh lăn)
- Hướng dẫn đầm nền nhà bằng cách lu bánh cứng : Là loại đầm đơn giản nhất; có thể kéo theo hoặc tự hành, qua nắp gia tải có thể đổ đất; hoặc nước vào trong quả lăn để tăng áp lực đầm khi cần thiết. Sau khi đầm lớp đất phía trên bị cứng lại; có xu hướng cản trở tác dụng của đầm xuống lớp đất phía dưới; do đó chiều dày lớp đất đầm không nên vượt quá 15-20cm, số lần đầm từ 6-10 lượt.
Bề mặt lớp đất sau khi đầm thường nhẵn mịn, khó dính kết với lớp đất sau. Loại đầm này dùng thích hợp khi đầm bề mặt đất có lẫn đá, đầm những lớp đất hoàn thiện.
- Lu chân cừu: Xe lu chân cừu còn gọi là đầm lăn có vấy hay đầm chân dê. Hướng dẫn đầm nền nhà với loại lu này thường được thiết kế kéo theo; khi đầm phải dùng máy kéo, trên bề mặt lu có các hàn các vấu đầm; chiều sâu ảnh hưởng tương đối lớn hơn 30 -50cm, số lần đầm từ 6 -10 lượt. Mặc dù lu chân cừu di chuyển rất chậm song lại có tải trọng truyền xuống lớn hơn nhiều so với lu bánh lốp hay lu bánh cứng.
Dùng đầm chân cừu không phải đánh xờm đất; năng suất đầm cao; nền đất đắp sau khi đầm thành một thể thống nhất; đặc biệt hiệu quả khi đầm đất dính nhưng độ ẩm được quy định chặt chẽ. Loại này được dùng nhiều trong thủy lợi.
- Lu bánh lốp: Cấu tạo của xe lu bánh lốp gồm các bánh lốp được xếp thành một hàng; hoặc hai hàng, các bánh bằng lốp này sẽ di chuyển được nhanh nên công suất; và tốc làm việc của xe lu bánh lốp chiếm ưu thế so với hai loại xe lu bánh thép; và xe lu chân cừu.
Thùng xe chứa đất, cát, đá hoặc tán gang hay bê tông. Hướng dẫn đầm nền nhà bằng lu bánh lốp với chiều sâu đầm 40 – 45cm. Đầm bánh lốp dùng đầm đất rời (số lượng đầm 4-6 lượt), đầm đất dính (số lượng đầm 5-8 lượt)
Đầm rung: Đầm rung là loại đầm bên, đầm cạnh với việc tạo ra lực rung tác động trực tiếp lên thành ván khuôn chứa hỗn hợp bê tông làm chặt hỗn hợp bê tông trong lòng khuôn đúc. Vì thế khi sử dụng sản phẩm này ta cần gắn sản phẩm lên thành ván khuôn; và cố định chúng chặt vào thành ván bằng ốc và bu lông. Khi sản phẩm hoạt động làm cho khuôn đúc rung động theo làm nén chặt hỗn hợp bê tông trong khuôn cho ta một sản phẩm bê tông đông cứng với chất lượng cao nhất.
Máy đầm rung: máy làm việc nhờ lực rung; có hai loại tự hành và không tự hành. Sử dụng loại máy này độ ẩm của đất phải lớn hơn các loại đầm tĩnh; và động khoảng 10 – 12%. Dùng hiệu quả với đất rời có kích thước hạt khác nhau ;và lực liên kết nhỏ: cát, đá cát, đá dăm nhỏ, sỏi. Đất dính và khô như đất sét dùng máy đầm rung không thích hợp.
Hướng dẫn đầm nền nhà với những lưu ý trong kỹ thuật đầm cần biết
Lưu ý khi đắp đất nền: Trước khi tiến hành đầm nền cần có biện pháp đắp đất nền đúng kỹ thuật.
- Trước khi đắp đất phải tiến hành nạo vét hết bùn hoặc đất hữu cơ. Chiều dày nạo vét phải căn cứ vào thực tế hiện trường. Hướng dẫn đầm nền nhà đối với công tác nạo vét đến độ sâu mà đất tại cao độ đó có độ sệt, độ ẩm phù hợp B<0,5, đồng thời phải tiến hành tiêu thoát nước ngầm hoặc nước mặt.
- Nếu nền bằng phẳng hoặc có độ dốc 1:10 đến 1:5 thì phải đánh xờm bề mặt.
- Khi rải đất đầm cần tiến hành rải từ mép biên tiến dần vào giữa. Đối với nền đất yếu hoặc bão hòa nước cần rải giữa trước tiến ra mép ngoài biên; khi đắp độ cao 3m thi công rải đất thay đổi lại từ mép biên tiến vào giữa.
- Chỉ được rải lớp đất tiếp theo khi lớp dưới đạt độ chặt theo yêu cầu thiết kế. Không được phép đắp nền những công trình dạng tuyến theo cách đổ tự nhiên đối với tất cả các loại đất.
Lực tác dụng: Hướng dẫn đầm nền nhà trong phương pháp đầm tĩnh và đầm động; đất phải biến dạng vĩnh viễn, không đàn hồi, đất được thu nhỏ thể tích và được lèn chắc. Muốn vậy lực tác dụng phải đủ để thắng lực liên kết giữa các phần tử của đất; nhưng không được vượt quá giới hạn bền của nó; nếu không sẽ làm phá vỡ cấu trúc của nền đất ;và sẽ để lại những lớp đất hình sóng sau khi thôi đầm…
- Thời gian đầm: Trong quá trình đầm sự biến dạng của đất tiến triển theo thời gian. Khi tác dụng lực đột ngột thì thời gian đất ở trạng thái căng thẳng là rất nhỏ so với thời gian cần thiết để đất biến dạng hoàn toàn. Vì vậy, để đạt chất lượng đầm theo ý muốn cần tác dụng lực trong một thời gian nhất định; hoặc nhiều lần.
Hai yếu tố lực và thời gian có thể khắc phục bằng cách tăng giảm trọng lượng (bộ phận gia tải); chọn tốc độ di chuyển của máy khi đầm.
- Độ ẩm: là yếu tố quan trọng và rất khó đạt được; chỉ có độ ẩm hợp lý thì việc đầm lèn mới đạt hiệu quả tốt. Hướng dẫn đầm nền nhà muốn đầm có hiệu quả thì đất phải có độ ẩm tối ưu; vì vậy trong quá trình đầm nếu đất khô phải tưới nước, đất ướt phải đợi đủ ẩm mới đầm. Tưới ẩm hoặc giảm độ ẩm của loại đất dính phải tiến hành bên ngoài mặt bằng thi công.
Công cụ đầm nền móng nhà hiệu quả – hướng dẫn đầm nền nhà bằng máy đầm cóc
Máy đầm cóc là một loại công cụ trong danh sách các công cụ nèn; nén đất cát trong xây dựng. Với thiết bị này, công việc làm nền móng sẽ được thực hiện một cách nhanh hơn; tiết kiệm hơn về cả thời gian lẫn tiền bạc.
Trong đầm nền nhà, máy đầm cóc sẽ thực hiện chức năng của mình với mỗi lớp đất 10-15cm. Tức là cứ sau một lớp đất dày 10-15cm; ta dùng máy đầm cóc nèn qua nèn lại, tới khi nào đất chặt rắn thì thôi. Hướng dẫn đầm nền nhà trong trường hợp đất quá nhão, có thể gọi là bùn; hãy dùng máy xúc đắp trước, khi thành cốt đất thì mới dùng đến máy nén. Để kiểm tra xem đất có thể nén được chưa; ta có thể cầm một nắm đất trên tay, nó không bị vỡ vụn hay chảy nước là được. Không nên có quan niệm đổ nước vào đất cho dễ đầm hơn, đây là điều rất sai lầm. Nó chỉ làm cho nền thêm yếu, việc đầm nền cũng trở lên khó khăn hơn.
Trong quá trình đầm nền, luôn phải tuân thủ theo các nguyên tắc vận hành máy. Các nguyên tắc đó là: kiểm tra, sử dụng đúng với mục đích cấu tạo máy; điều chỉnh máy trong khung hợp lí. Nếu phát hiện ra dấu hiệu bất thường nào của máy, thì hãy dừng ngay việc hoạt động lại. Hãy hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm, nếu như bạn không biết về bệnh đó của máy. Không nên giấu khuyết điểm của mình, như vậy không chỉ làm hỏng máy; mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ gây thương tích cho ta, nếu máy hỏng nặng.