Giải pháp thi công sàn nhẹ Uboot là giải pháp sàn nhẹ hai phương toàn khối sử dụng các hộp nhựa định hình tạo rỗng Uboot để tạo rỗng cho sàn, các hộp này xếp song song với nhau tạo thành các hệ dầm chìm chữ I đan xen theo hai phương vuông góc.
Khái niệm hộp Uboot
Uboot là hộp định hình tạo rỗng được làm từ nhựa porypropylen tái sinh, sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Sử dụng hộp Uboot để tạo nên sàn rỗng – phẳng – vượt nhịp lớn, tiết kiệm vật liệu và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Cấu tạo hộp Uboot
Uboot có cấu tạo đặc biệt với dang hình hộp và 4 chân hình côn. Có 02 dạng là hộp đơn và hộp đôi. Ngoài ra, giữa các hộp được liên kết với nhau theo 2 phương vuông góc bởi các thanh nối.
Thép sàn Uboot có cấu tạo gồm: Một lớp thép dưới, và ở giữa các khoang hở là các thép gia cường. Thép gia cường được lắp đặt theo thiết kế, phụ thuộc vào đặc điểm của từng công trình.
Việc hộp Uboot vào thùng bê tông không làm việc làm giảm trọng lượng của sàn, cho phép sàn vượt nhịp lớn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng.
Sàn Uboot được ứng dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp cũng như chịu trọng tải lớn. Với trọng lượng nhẹ, tính cơ động cũng như mô đun đa dạng, người thiết kế có thể thay đổi thông số kỹ thuật khi cần trong mọi trường hợp để phù hợp với các yêu cầu kiến trúc.
ƯU ĐIỂM SÀN NHẸ KHÔNG DẦM UBOOT – BETON
- Tăng số lượng sàn: Do giảm chiều dày sàn so với sàn truyền thống nên với cùng chiều cao, công trình có khả năng tăng thêm tầng sử dụng.
- Nhịp lớn và kiến trúc thông thoáng: Nhờ giảm trọng lượng bản thân của sàn mà cho phép sàn vượt nhịp lớn.
- Giảm độ dày của sàn: Sàn mỏng hơn so với sàn truyền thống với tải trọng và chiều dài nhịp giống nhau.
- Sàn phẳng không dầm: Bố trí kiến trúc căn hộ linh hoạt hơn khi sử dụng.
- Giảm số lượng cột: Thuận tiện phân bố mặt bằng cột.
- Tối ưu hóa tiết diện cột: Giảm tải trọng xuống cột nên giảm tiết diện cột.
- Giảm trọng lượng xuống móng: Giảm trọng lượng sàn và cột đồng nghĩa với giảm tải trọng xuống móng.
- Giảm kích thước móng: Giảm công tác đào đất.
- Giảm tải trọng động đất: Giảm khối lượng tham gia dao động dẫn đến giảm tải trọng động đất.
- Cải thiện khả năng cách âm: Nhờ tăng độ cứng của lớp sàn trên và sàn dưới, cũng như cấu tạo rỗng của sàn nên hạn chế việc truyền âm qua sàn.
ỨNG DỤNG SÀN NHẸ UBOOT – BETON
Ứng dụng trong xây dựng
Sử dụng U-Bot (Uboot Beton) trong kết cấu sàn rất phù hợp với những công trình có yêu cầu kết cấu sàn nhẹ, tiết kiệm vật liệu. U-Bot là giải pháp lý tưởng để tạo sàn với nhịp lớn và khả năng chịu tải cao: đặc biệt phù hợp với những kết cấu có yêu cầu về không gian mở, như trung tâm thương mại, nhà công nghiệp, cũng như các công trình công cộng và nhà ở.
U-Bot (Uboot Beton) giúp bố trí cột thuận tiện hơn vì không cần dùng dầm. Trong trường hợp những công trường khó vận chuyển và thi công thì U-Bot với tính năng linh hoạt, nhẹ nhàng, thuận tiện rất thuận lợi cho điều kiện thi công, không cần các thiết bị vận chuyển, nâng phức tạp. Khi sử dụng U-Bot cho móng bè thì móng có thể có độ dày lớn hơn mà vẫn giảm lượng bê tông sử dụng.
Ứng dụng móng bè
Trong các loại móng, thì móng bè là loại được sử dụng rộng rãi nhất. Móng bè được sử dụng trên các nền đất yếu. Khi tải trọng lớn hoặc nền đất yếu hơn, móng bè cần được thiết kế với chiều dày lớn tuy nhiên sẽ làm tăng khối lượng bê tông và từ đó tăng giá thành xây dựng.
Nhờ việc sử dụng U-bot, kết cấu móng sẽ nhẹ hơn và với cùng khả năng chịu tải như móng bè thường nhưng giá thành rẻ hơn. Sau khi đổ bê tông, U-Bot sẽ cấu tạo móng bè thành 2 lớp sàn trên và dưới, liên kết bởi hệ thống dầm vuông góc.
Trên nguyên tắc đó, sự phân bố khối lượng hợp lý của móng bè dùng U-Bot giúp kết cấu đồng thời có độ cứng cao và nhẹ nhất, với khối lượng bê tông ít nhất và có thể không cần sử dụng móng cọc trong một số trường hợp.
Biện pháp thi công sàn hộp nhẹ Uboot
Vận chuyển, lưu kho hộp Uboot tại công trường
- Hộp Uboot được xếp chồng, đóng thành các pallet mỗi pallet được khoảng 160 – 260 cái. Khi bàn giao tới công trình, đơn vị thi công có trách nhiệm nhận các pallet đồng thời có trách nhiệm kiểm tra và bảo quản tại các công trường. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng; cần có biện pháp che đậy hộp cẩn thận để tránh hiện tượng bị vỡ giòn do nhiệt.
- Lịch vận chuyển các pallet Uboot (Thời gian, thứ tự theo số lượng và chủng loại); cần phù hợp với quy trình tổ chức thi công theo đúng tiến độ thi công.
Khi vận chuyển bốc xếp các pallet Uboot cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Bốc xếp các pallet Uboot lên phương tiện vận chuyển hay kê xếp tại công trường; phải tuân thủ đúng kỹ thuật và an toàn lao động, tránh va đập làm vỡ hộp.
- Không kéo lê các Pallet Uboot.
- Các Pallet Uboot cần được kê, tựa trên các tấm đệm, chèn, lót chuyên dùng bằng gỗ; và phải đặt đúng bằng gỗ và phải đặt đúng vị trí được quy định.
- Khi vận chuyển chằng kéo các Pallet Uboot bằng cáp lụa. Không để cấu kiện bị đổ lật, xê dịch dọc ngang hoặc va đập vào thành xe.
- Các bao thanh nối kèm theo phải có phiếu ghi rõ số lượng chi tiết.
- Pallet Uboot và thanh nối khi lưu kho, bãi phải được che nắng, mưa bảo quản để hộp không bị nứt nẻ, giòn, dễ vỡ.
- Bảo đảm kê xếp và nâng chuyển cấu kiện dễ dàng khi bốc xếp, không gây hư hỏng các Pallet bên cạnh.
- Không xếp các pallet lên lối đi của cần trục và trên đường thi công.
Yêu cầu kiểm tra cốt pha, giàn giáo trước khi lắp thép và Uboot
- Giàn giáo yêu cầu dùng hệ chống thép có chân kích và bát kích; bố trí đảm bảo khả năng chịu lực (Tuỳ thuộc vào chiều dày của sàn bố trí chuồng giáo ;hoặc hệ chống – lập biện pháp thi công ván khuôn; tính toán hệ chống đảm bảo theo tiêu chuẩn xây dựng TCVN-4453)
- Ván khuôn nên dùng ván phủ phin, nếu dùng ván gỗ, thép yêu cầu phải trải bạt để chống mất nước và đảm bảo việc tự chảy của bê tông.
- Ván khuôn yêu cầu ghép kín khít, không để lại các lỗ, khe. Nếu có dùng băng dính dàn kín, mặt phẳng sàn cao độ chênh nhau không quá ± 8mm.
Lắp đặt hộp, thi công sàn nhẹ Uboot tại công trình
- Lắp đặt hộp Uboot cần tuân thủ theo đúng bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt.
- Do cấu tạo hộp Uboot là các hộp nhựa, chịu được tải trọng tối đa là 100kg; nên trong quá trình thi công sàn Uboot cần chú ý tới vị trí đứng trên bề mặt hộp; để tránh hiện tượng vỡ nứt hộp.
- Việc lắp đặt hộp Ubot được tiến hành ngay sau khi lắp đặt xong lớp thép dưới; và tiến hành cân chỉnh, vệ sinh sạch sẽ. Công tác thi công lắp đặt hộp Ubot theo trình tự như sau:
- Xác định vị trí để lắp đặt hộp Ubot đầu tiên (Nên chọn hộp ở vị trí góc nhà, hay góc ô sàn). Căng dây theo hai phương vuông góc của hộp, xếp vuông góc các hộp theo 2 phương. Các hộp được định vị với nhau bằng các thanh nối.
- Tiến hành rải lần lượt các hộp theo hàng Ubot đã được định vị sẵn.
- Lắp đặt các thanh nối theo kích thước giữa 2 hộp theo thiết kế; đảm bảo các hộp thẳng hàng, đúng khoảng cách. Chi tiết như sau:
Tên sai lệch | Mức cho phép (mm) |
1. Sai lệch khoảng cách giữa các hộp: 2. Sai lệch cao độ hộp trên một mặt phẳng Đối với móngĐối với sàn | ± 20 ± 20 ± 10 |
Sau khi rải xong hộp ta có thể thi công thép lớn trên và các thép tăng cường. Để tránh vỡ hộp trong quá trình thi công thép lớn trên yêu cầu rải các tấm gỗ ván; hoặc tấm ván khuôn thép thành lối đi trên bề mặt để nhân công đi lại thao tác. Trong trường hợp bắt buộc phải đi lên Ubox thì đảm bảo dẫm lên đúng vị trí đã quy định ở trên.
Nghiệm thu lắp đặt hộp Uboot
- Các hộp phải được lắp thẳng hàng, có đầy đủ các thanh neo (nối) không để hộp bị vỡ nứt trước khi lắp đặt thép lớp trên. Nếu có hộp vỡ nứt sẽ phải thay thế ngay.
- Kiểm tra lại toàn bộ số lượng hộp, khoảng cách định vị thanh nối Uboot theo bản vẽ thiết kế ; và phải đảm bảo yêu cầu sai lệch cho phép như quy định.
- Tiếp tục tiến hành thi công lắp đặt thép lớn trên và các thép gia cường.
Chú ý: Việc thi công có thể gây ra việc xô lệch vị trí các hộp; nên yêu cầu người thi công cần hạn chế việc đứng trên bề mặt hộp khi chưa lắp đặt thép lớp trên. Trong quá trình lắp thép có thể tháo các thanh nối để tiện cho việc di chuyển nhưng; cần lắp lại ngay như ban đầu sau khi công tác lắp dựng thép hoàn thành.
Công tác thi công nghiệm thu cốt thép sàn nhẹ Uboot
Công tác thi công và nghiệm thu cốt thép dầm sàn theo tiêu chuẩn bê tông cốt thép toàn khối của Việt Nam hiện hành.
Công tác thi công đổ bê tông sàn nhẹ Uboot
Tiến hành lắp hệ thống cốp pha gỗ theo phương pháp truyền thống (hoặc hệ thống tương tự). Tiếp theo, đặt lớp cốt thép dưới được đặt theo 2 phương vuông góc với nhau như mạng tinh thể ; và định vị cho sự sắp xếp các thanh thép của lớp trên.
Tiến hành đặt các hộp cốp pha Uboot bắt đầu từ vị trí của hộp đầu tiên theo quy định của bản vẽ thiết kế. Thanh nối giữa 2 hộp kế nhau được định vị theo kích thước chiều rộng dầm của thiết kế.
Thi công lắp thép gia cường, thép mũ cột, thép chịu cắt và thép lớp trên theo bản vẽ thiết kế.
Quá trình đổ bê tông phải được thực hiện theo 2 giai đoạn để tránh hiện tượng đẩy nổi hộp rỗng; Lớp đầu so với độ sụt S5 sẽ được đổ ngập phần chân đế (qua chúng không quá 2-3 cm). Cần thiết phải chờ một thời gian để bê tông lớp dưới bắt đầu đông cứng; và hết tính lưu động.
Sau thời gian chờ phù hợp, quá trình đổ bê tông sẽ được tiếp tục như bước đầu; đổ bê tông lấp đầy các hộp cốp pha Ubox. Sau đó san phẳng và hoàn thiện theo cách truyền thống.
Khi bê tông đủ cường độ theo tiêu chuẩn, tiến hành tháo dỡ cốp pha.
Một số điều cần lưu ý trong quá trình thi công đổ bê tông sàn nhẹ Uboot
- Không nhún nhảy theo hộp trong quá trình thi công.
- Tuân thủ tuyệt đối các quy cách đổ do kỹ sư yêu cầu.
- Nếu xảy ra trường hợp đẩy nổi hộp Uboot; dừng ngay việc đầm dùng vật nhọn tạo trên bề mặt tấm Uboot một lỗ thủng nhỏ; khí nén trong hộp sẽ được xì ra để cân bằng áp suất với bên ngoài; sau đó dùng chân ấn hộp Ubot xuống vị trí ban đầu.
- Hạn chế dùng bơm tĩnh để đổ bê tông. Nếu bắt buộc phải dùng cần chuẩn bị ván kê đường ống chắc chắn; và tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của Kỹ sư hiện trường.
- Bê tông phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ sụt (16 ± 2).
- Không được đổ thêm nước vào bê tông để làm bê tông lỏng, loãng ra.
- Mạch ngừng kỹ thuật: Với những ô sàn lớn không đổ hết khối lượng bê tông một lần đỏ vị trí mạch ngừng thi công sẽ do tư vấn thiết kế chỉ định. Tại vị trí mạch ngừng thi công phải được ngăn bằng lưới thép, mắt lưới 10x10mm. Trước khi đổ bê tông lần tiếp theo phải đục tẩy toàn bội bê tông tràn qua mắt lưới; xịt rửa sạch mạch ngừng sau đó tưới sika bám dính (Sika Latex hoặc các loại khác tương đương) toàn bộ mạch ngừng. Tưới Sika đảm bảo đúng theo yêu cầu của nhà sản xuất của chủng loại mình sử dụng. Sau đó tiến hành đổ bê tông đợt tiếp theo.
- Khi tháo cốt pha đảm bảo không rung, lắc mạnh phần sàn mới đổ.
- Cây chống luôn đảm bảo chống 2 sàn kế tiếp. Nếu yêu cầu bắt buộc tháo ván khuôn thì phải có chống điểm.
Bảo dưỡng và tháo dỡ ván khuôn sàn Uboot
- Quy trình bảo dưỡng và tháo dỡ ván khuôn sàn Uboot giống như sàn bê tông cốt thép thông thường (Theo TCVN 4453-1995).
- Khuyến cáo nên dùng bao tải dứa hoặc các tấm nilong sau khi đổ bê tông xong rải lên bề mặt che phủ và tưới nước.
- Mặt khác do sử dụng bê tông có độ sụt lớn nên rất dễ xảy ra nứt chân chim trên bề mặt bê tông do mất nước; nhất là khi nhiệt độ ngoài trời cao. Để khắc phục hiện tượng này; khi bề mặt bê tông gần cứng (Cán bộ Kỹ thuật có thể quan sát và kiểm tra thực tế tại hiện trường); ta cho công nhân quay lại xoa mặt thêm một lần hoặc sử dụng máy đánh bóng nền ;để xoa lại bề mặt (thích hợp khi diện tích sàn ≥1000m2)
Yêu cầu chất lượng sàn sau khi tháo dỡ cốp pha
- Sàn có độ phẳng và mịn cao.
- Sàn không bị võng. Nếu có võng phải đạt trong khoảng cho phép theo tiêu chuẩn ≤1/250.
- Bề mặt trên và dưới sàn không có vết rạn, nứt. Nếu có nứt rạn thì vết nứt, rạn ≤0,3mm.