Khoảng cách xà gồ lợp tôn phụ thuộc vào vật liệu mái
Việc tính toán đúng khoảng cách xà gồ lợp tôn là điều vô cùng cần thiết, giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong quá trình xây dựng, thi công nhà xưởng và đáp ứng được yêu cầu làm việc của nhà xưởng.
Tính toán khoảng cách xà gồ lợp mái
Ngày nay, người ta thường sử dụng mái tôn, chính vì vậy mà nhà thầu thường sử dụng thép hình, thép hộp và các loại xà gồ thép phổ biết như xà gồ thép hình chữ C, chữ Z,…
Cần tính toán, đo đạc kỹ lưỡng khoảng cách xà gồ mái tôn cho phép đối với phần mái cần thi công.
Khoảng cách xà gồ lợp tôn được xác định ;dựa trên cơ sở những thí nghiệm chịu tải trọng của mái tôn trước tác động của gió; và sự tác động trong quá trình thi công, lắp đặt trên mái.
Dựa vào độ dốc mái để xác định khoảng cách xà gồ lợp mái
Để thoát nước mưa dễ dàng, mái cần phải có độ dốc nhất định. Độ dốc mái được xác định từ điểm cao nhất và điểm thấp nhất của mái tôn. Độ dốc mái lớn hay nhỏ phụ thuộc vào vật liệu cấu tạo mái; cấu tạo, kết cấu, thời tiết khí hậu cũng như kinh phí của từng hộ gia đình.
Tùy theo từng công trình mà sẽ có độ dốc mái khác nhau. Độ dốc mái tối thiểu >15% để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; cũng như tính thẩm mỹ cho công trình.
- Mái lợp fibrô xi măng : độ dốc từ 30% – 40%
- Mái lợp tôn múi (tôn 5 sóng, tôn 9 sóng, tôn giả ngói; tôn cách nhiệt): độ dốc từ 15% – 25%.
- Mái lợp ngói : độ dốc từ 50% – 60%.
- Mái lợp bê tông cốt thép : độ dốc từ 5% – 8%.