Để làm nên một ngôi nhà đẹp, tiện nghi và vững chẵc không chỉ cần thiết kế đẹp mà việc thi công đóng vai trò rất quan trọng. Nó quyết định đảm bảo ngôi nhà được xây lên phải đúng theo bản vẽ, tuân thủ các yếu tố như Kiến trúc – Kết cấu – Điện nước. Blog Xây Dựng xin chia sẻ kinh nghiệm giám sát thợ xây dựng để chủ nhà có thể tự giám sát được cơ bản thợ làm đúng hay sai, có lãng phí vật tư hay không?
Khi giám sát thợ xây dựng chủ nhà nên chú ý những điểm sau theo từng giai đoạn nhé.
Hiểu rõ thiết kế ngôi nhà của mình
Trước khi thi công xây dựng bạn nên tìm hiểu rõ thiết kế của ngôi nhà. Việc đọc bản vẽ rất khó khăn với người không có chuyên môn về xây dựng. Bạn có thể nhờ đơn vị thiết kế và Kỹ sư chỉ cho bạn toàn bộ cơ cấu phòng, kích thước cơ bản của ngồi nhà, sắt thép dùng phi bao nhiêu … tất cả có đầy đủ trên bản thiết kế chi tiết thi công. Bạn có thể ghi lại toàn bộ những điều đó vào cuốn sổ nhật ký xây dựng để tránh bị lãng quên, khi nào cần kiểm tra thì lôi ra đọc lại.
Khi bạn làm được điều này là bạn đã đạt đc 30% công việc giám sát rồi đó.
Giám sát thợ xây giai đoạn thi công phần móng
Khi tiến hành đào móng nhà việc làm đầu tiên bạn kiểm tra lại toàn bộ tim trục, cốt cao độ (chiều dài, chiều rộng của ngôi nhà..) xem đã định vị đúng theo bản vẽ và giấy phép xây dựng hay chưa. Kiểm tra độ an toàn của nhà hàng xóm trước khi đào móng.
Việc thống nhất tim trục, cốt cao độ rất quan trọng bạn nhé. Nó là căn cứ cho thợ xây dựng lấy kích thước trong suốt quá trình thi công. Nên bạn cần lưu ý điều này, tim trục mà sai là cả ngôi nhà của bạn đã bị sai rồi.
Sau khi có tim trục, cốt cao độ chuẩn bạn sẽ dễ dàng kiểm tra cao độ đào đất xem đã đúng hay chưa? Tính toán được khối lượng đào móng để chốt khối lượng với đơn vị đào móng. Nếu bạn chưa biết gia đình mình dùng móng gì? Bạn có thể tham khảo bài viết thi công cọc khoan nhồi.
Khi thợ xây dựng làm thép móng bạn nên nhờ một kỹ sư xuống để kiểm tra cùng. Vì phần móng quan trọng nhất của ngôi nhà và là phần âm dưới nền đất nên rất khó chỉnh sửa khi đã làm xong. Bạn kiểm tra xem thợ làm đúng cấu toạ thép theo bản vẽ móng chưa? Đảm bảo đủ kích thước móng, sắt thép không được đặt sai miền sai chủng loại, nhầm vị trí.
Khi đổ bê tông bạn kiểm tra xem cốp pha có đảm bảo không bị uỳnh, cong vênh. Bê tông đổ có đảm bảo mác như thiết kế, trong khi đổ thợ có đầm kỹ hay không? Khi dỡ cốp pha ra đảm bảo không bị rỗ bề mặt, không bị hở thép ra bên ngoài.
Giai đoạn thi công phần thân + mái
Phần thô là tiền đề quan trọng cho tất cả các quy trình, hạng mục, các bộ môn thi công sau này. Hoàn thiện nhà xây thô càng tốt, càng chuẩn, càng chính xác thì những phần sau thi công càng thuận tiện, càng tiết kiệm chi phí và thời gian, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến công trình (như đục phá, chỉnh sửa…).
Kiểm tra thợ có làm đúng chiều cao tầng hay không?
Kiểm tra toàn bộ kích thước tường xây ngăn phòng, tường xây có bị đổ, lỗ chờ cửa có đúng vị trí và chiều cao hay không.
Kiểm tra cốp pha có đúng kích thước vị trí và có đảm bảo an toàn khi đổ bê tông hay không?
Kiểm tra công tác làm sắt thép có đúng chủng loại, kích thước và cấu tạo của hạng mục đó hay không?
Làm sao để bạn có thể kiểm tra được các điều trên?
Bạn dựa vào bản vẽ biệt thự 1 tầng 3 phòng ngủ thiết kế hoặc bất kì công trình xây dựng nào cũng phải có bản vẽ với đầy đủ các bản vẽ và kích thước để bạn kiểm tra. Ví dụ: bạn muốn kiểm tra kích thước tường xây, bạn mở bản vẽ mặt bằng tường xây ra ở bản vẽ đó có đầy đủ kích thước chi tiết và kết hợp với mặt cắt để kiểm tra chiều cao. Kiểm tra dầm sàn thì bạn tìm đến bản vẽ mặt bằng kết cấu tầng đó sẽ có đầy đủ kích thước và ghi chú vị trí dầm, chiều cao dầm.
Bạn hỏi trực tiếp bác thợ cả xem chỗ đó làm thế nào, dựa vào đâu mà làm vậy. Bác thợ cầm bản vẽ và chỉ cho các bạn nếu sai hoặc không biết bản vẽ đó ở đâu thì bạn nên xem lại chỗ đó, chắc chắn là có vấn đề rồi. Bạn cũng không chắc chắn thì khi đó bạn liên hệ với kỹ sư thiết kế để kiểm tra lại cho chắc chắn…
Kiểm tra về đọ phẳng về tường xây hay bề mặt bê tông. Thì bạn chỉ cần kiểm tra bằng mắt kết hợp ốp một đoạn thước vào tường là mình có thể thấy được độ phảng của tường.
Đây chính là lý do vì sao nên thuê thiết kế. Bởi các kiến trúc sư với kinh nghiệm nhiều năm thiết kế bản vẽ hồ sơ thiết kế xây dựng bạn có thể gọi điện hỏi họ bất cứ lúc nào chứ không phải luôn lo lắng bơ vơ không biết sai sót ở đâu khi không có bản vẽ thiết kế.
Giai đoạn hoàn thiện
Giai đoạn này rất quan trọng vì nó quyết định vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà. Bạn nên kiểm soát kỹ tránh thấy sai rồi mới bắt làm lại. Vì vật liệu hoàn thiện rất đắt tiền khi làm lại thì không sử dụng được nữa.
Công tác ốp lát
Kiểm tra độ phẳng xem có bị gồ ghề hay không, mạch giữa các viên gạch có đều và đẹp hay không? Bạn chỉ cần kiểm tra bằng mắt và dùng tay kiểm tra là được nhé.
Công tác trần thạch cao
Kiểm tra chủng loại xương tấm, khoảng cách giữa các xương có đùng tiêu chuẩn hay không? Cao độ trần đã đúng như thiết kế chưa?
Công tác sơn
Kiểm tra xem thợ có làm đủ các công đoạn không? Thông thường quy trình của công tác sơn như sau.
- Làm sạch bề mặt + trà, đánh giáp làm cho bề mặt phẳng hơn
- Vệ sinh sạch bề mặt tường lần nữa sau khi trà.
- Bả mastic, thông thường bả 2 lớp sau đó mài bề mặt cho phẳng.
- Sơn lót: đảm bảo sơn đều không bị thiếu.
- Sơn phủ: thường sẽ sơn 2 lớp, đều tay và không bị sót bề mặt.
Thi công lắp đặt cửa
Công tác này thì dễ rồi bạn nhé, kiểm tra đúng chủng loại màu sắc kích thước cửa. Bạn cần chú ý đến chỗ mỗi nối góc. Và chỗ tiếp xúc với tường đã đủ kín để nước không bị ngấm nhé.
Việc giám sát khá là khó khăn với những người không có chuyên môn về xây dựng. Đôi khi bị thợ lái theo ý họ để làm cho nhanh hơn hoặc tiết kiệm. Nhưng không phải tự nhiên các kỹ sư họ thiết kế ra như vậy. Mà dựa trên cở sở tính toán khoa học. Và mức ổn định cho ngôi nhà thường 50 năm. Nên các bạn hãy là những chủ nhà thông thái để đảm ngôi nhà của bạn. Được đẹp như thiết kế và vững chắc suốt trong quá trình sử dụng.