Khối ngành xây dựng luôn thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Xây dựng được nhận định là ngành nghề ổn định cùng mức thu nhập khá tốt. Những năm gần đây, kinh tế phát triển, nhu cầu xây dựng các công trình công cộng và công trình tư nhân tăng cao, nhu cầu về nhân lực ngành xây dựng cũng vì vậy mà trở nên nóng sốt. Vị trí kỹ sư xây dựng được nhiều công ty đặc biệt quan tâm tuyển dụng.
Vậy bạn có hiểu rõ kỹ sư xây dựng là gì và họ làm gì không? Nếu bạn quan tâm đến ngành xây dựng và vị trí kỹ sư xây dựng thì bài chia sẻ dưới đây sẽ cực kỳ hữu ích với bạn.
Kỹ sư xây dựng là gì?
Tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đặc biệt tăng nhanh trong vài năm trở lại đây, đời sống được cải thiện, nhu cầu về xây dựng ngày càng tăng cao. Theo nghiên cứu thì nhu cầu về lao động ngành xây dựng sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển kinh tế, vậy nên nếu bạn đang có định hướng theo đuổi ngành xây dựng thì đây là một quyết định đúng đắn. Trong ngành xây dựng có nhiều vị trí khác nhau, kỹ sư xây dựng là vị trí phổ biến thu hút nhiều ứng viên nộp hồ sơ xin việc.
Kỹ sư xây dựng là những người đảm nhận việc tư vấn, thiết kế, giám sát, quản lý, đảm bảo tiến độ xây dựng diễn ra đúng kế hoạch và có chất lượng tốt nhất. Đa phần những người làm kỹ sư xây dựng đều tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng hoặc một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực xây dựng.
Kỹ sư xây dựng làm gì?
Bên cạnh câu hỏi “Kỹ sư xây dựng là gì?” thì “Kỹ sư xây dựng làm gì?” cũng là một trong những thắc mắc phổ biến. Để xây dựng được một công trình cần phải có nhiều nhân lực và làm nhiều công việc khác nhau. Vì vậy ngành kỹ thuật xây dựng bao hàm rất nhiều công việc liên quan đến xây dựng.
Theo không gian làm việc
Theo không gian làm việc, việc làm kỹ sư xây dựng có thể được chia làm 3 loại:
- Nhóm việc làm ngoài công trường: Đây là những công việc liên quan đến triển khai, thi công sản phẩm xây dựng như: Kỹ sư phụ trách thiết kế, Thi công, Giám sát, Thẩm định, Nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Những công việc này cũng đến từ đa dạng các loại hình tổ chức như Doanh nghiệp, Công ty tư vấn xây dựng, các cơ quan quản lý của Nhà nước về xây dựng (Sở Xây dựng, Phòng Công thương quận, Ban quản lý dự án).
- Nhóm việc làm trong công xưởng: Bao gồm các công tác liên quan đến thiết kế, thi công, quản lý chất lượng, quản lý xuất – nhập các vật liệu trong các công xưởng xây dựng, sản xuất vật liệu. Cụ thể, đó là các vị trí như Kỹ sư giám sát nội bộ, Kỹ sư quản lý chất lượng, v.vv..
- Nhóm việc làm trong văn phòng: Cử nhân tốt nghiệp ngành Kỹ sư xây dựng có thể làm Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng. Đồng thời, bạn cũng có thể thử sức với công tác Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường học, tổ chức nghiên cứu và đào tạo Kỹ sư xây dựng.
Theo chuyên môn công việc
Theo chuyên môn công việc, một số nhiệm vụ mà Kỹ sư xây dựng thường đảm nhận là:
- Phân tích các báo cáo xây dựng để lên kế hoạch dự án
- Đánh giá và phân tích rủi ro khi thực hiện dự án
- Chịu trách nhiệm kiểm tra vật liệu xây dựng sẽ được sử dụng trong dự án xây dựng
- Thực hiện các đầu việc liên quan đến sửa chữa, bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng
- Kiểm tra mặt bằng, xác định độ vững chắc của nền móng
Ngoài ra, tùy thuộc vào mỗi vị trí cụ thể mà kỹ sư sẽ làm những công việc khác nhau.
Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư xây dựng
Báo cáo đánh giá về Thực trạng chất lượng nhân lực ngành Xây dựng của Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết. Cả nước hiện nay có hơn 7 triệu lao động đang làm việc trong ngành Xây dựng.
Nhiều chuyên gia trong ngành Xây dựng đưa ra dự báo. Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư xây dựng của ngành Xây dựng sẽ tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động mỗi năm. Với tốc độ phát triển như hiện nay thì số lượng lao động làm việc trong ngành Xây dựng vào năm 2030 có thể đạt tới con số khoảng 12 – 13 triệu người. Nhân lực của ngành Vật liệu xây dựng dự kiến cũng sẽ tăng lên gần 3 triệu người.
Đồng thời, theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh. Khối ngành Xây dựng – Kiến trúc hiện là ngành thu hút nhiều nhân lực. Chiếm 4% (khoảng 11.000 người/năm) tổng nhu cầu nhân lực mỗi năm của riêng TP.HCM.
Đến cuối năm 2025, khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam. Với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm,… Do đó, có thể nhận định rằng cơ hội việc làm đối với ngành Kỹ thuật xây dựng hiện nay đang vô cùng rộng mở.
Mức lương kỹ sư xây dựng
Thu nhập của kỹ sư xây dựng có cao không? Thực tế, như bất kỳ ngành nghề nào khác. Mức lương kỹ sư xây dựng sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng, vị trí việc làm. Cũng như doanh nghiệp/tổ chức mà bạn làm việc.
Theo SalaryExplorer, mức lương kỹ sư xây dựng được thống kê như sau:
Mức lương trung bình
Mức lương trung bình cho vị trí kỹ sư xây dựng tại Việt Nam. Hiện nay là khoảng 15.500.000 VNĐ/tháng và khoảng 186.000.000 VNĐ/năm. Trong đó, dải lương phổ biến dao động từ 8.300.000 – 23.400.000 VNĐ/tháng.
Mức lương kỹ sư xây dựng theo kinh nghiệm
Số năm kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng lớn đến mức lương của kỹ sư. Cụ thể:
Với người mới ra trường, dưới 2 năm kinh nghiệm:
Kỹ sư mới ra trường, chưa có kinh nghiệm hoặc chỉ sở hữu dưới 2 năm kinh nghiệm. Sẽ nhận được mức lương trung bình giao động từ 4.000.000 – 9.700.000 VNĐ/tháng. Lý do là bởi trong giai đoạn này, nhiệm vụ chính của họ chỉ là học hỏi, tích lũy kinh nghiệm làm việc. Còn khối lượng công việc thực tế có thể đảm nhận chưa nhiều.
Với người có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm:
Với khoảng 3 – 5 năm làm việc, lúc này kỹ sư đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Đặc biệt với những người đã trở thành quản lý, giám sát. Thì sẽ có sự chênh lệch lương nhất định với vị trí nhân viên. Theo đánh giá chung, thời điểm này bạn có thể nhận được mức lương khoảng 12.300.000 VNĐ/tháng.
Với người có trên 5 năm kinh nghiệm:
Tích lũy càng nhiều kinh nghiệm làm việc thì mức lương kỹ sư sẽ càng cao. Thống kê mức lương trung bình theo số năm kinh nghiệm cụ thể như sau:
- Từ 5 – 10 năm kinh nghiệm: Mức lương kỹ sư trung bình rơi vào khoảng 16.200.000 VNĐ/tháng.
- Từ 10 – 15 năm kinh nghiệm: Mức lương kỹ sư trung bình là khoảng 19.000.000 VNĐ/tháng.
- Từ 15 – 20 năm kinh nghiệm: Mức lương lúc này trung bình có thể ở mức 21.100.000 VNĐ/tháng.
- Trên 20 năm kinh nghiệm: Mức lương kỹ sư trung bình sẽ chạm mốc 22.400.000 VNĐ/tháng.
Kỹ sư xây dựng thi khối nào? Nên học ở đâu?
Vậy nếu muốn trở thành Kỹ sư xây dựng bạn cần theo học khối nào, với điểm thi là bao nhiêu?
Ngành kỹ sư xây dựng là ngành đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ và đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao. Nếu muốn theo học ngành xây dựng bạn cần phải học tốt những môn Toán và Lý.
Hiện nay, khối ngành xây dựng thường tuyển sinh hai tổ hợp môn chính khối A (Toán, Lý, Hóa) khối D1 (Toán, Lý, Anh). Một số trường cũng tuyển sinh thêm khối A1 (Toán, Lý, Anh) và C1 (Toán, Văn, Lý). D01 (Toán, Văn, tiếng Anh), D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh). B00 (Toán, Hóa, Sinh học), C01 (Toán, Văn, Vật lý).
Kỹ sư xây dựng nên học trường nào? Hiện nay có rất nhiều trường Đại học tại Việt Nam đào tạo ngành xây dựng. Bảng sau đây tổng hợp điểm chuẩn ngành kỹ sư xây dựng mới nhất năm 2023. Tại một số trường đại học/học viện, bạn có thể tham khảo:
Tại khu vực Miền Bắc:
Trường | Ngành/Chuyên ngành | Khối | Điểm chuẩn 2023 |
Đại học Xây dựng | Ngành Kỹ thuật xây dựng | A00, A01, D01, D07 | 17 |
Ngành Kỹ thuật xây dựng/Chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp | A00, A01, D07, D24, D29 | 20 | |
Ngành Kỹ thuật xây dựng/Chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình | A00, A01, D07 | 20 | |
Ngành Kỹ thuật xây dựng/Chuyên ngành Tin học xây dựng | A00, A01, D01, D07 | 21,2 | |
Đại học Kiến trúc Hà Nội | Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp) | A00, A01, D01, D07 | 20,01 |
Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Xây dựng công trình ngầm đô thị) | A00, A01, D01, D07 | 21,3 | |
Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng) | A00, A01, D01, D07 | 22,5 | |
Đại học Giao thông Vận tải | Kỹ thuật xây dựng | A00, A01, D01, D07 | 22,2 |
Kỹ thuật xây dựng (chương trình tiên tiến Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông) | A00, A01, D01, D07 | 20,9 | |
Đại học Thủy lợi | Kỹ thuật xây dựng công trình thủy | A00, A01, D01, D07 | 18,15 |
Kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp (Kỹ thuật xây dựng) | A00, A01, D01, D07 | 21,0 | |
Công nghệ kỹ thuật xây dựng | A00, A01, D01, D07 | 22,45 | |
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông | A00, A01, D01, D07 | 19,2 | |
Đại học Hàng hải Việt Nam | Xây dựng công trình thủy | A00, A01,C01, D01 | 18 |
Xây dựng dân dụng & công nghiệp | A00, A01,C01, D01 | 19 | |
Quản lý công trình xây dựng | A00, A01,C01, D01 | 21 |
Tại khu vực Miền Trung:
Trường | Ngành/Chuyên ngành | Khối | Điểm chuẩn 2023 |
Đại học Vinh | Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Kết cấu công trình; Công nghệ kỹ thuật xây dựng) | A00, A01, B00, D01 | 17 |
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng cầu đường; Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm; Kỹ thuật hạ tầng đô thị) | A00, A01, B00, D01 | 17 | |
Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng | Kỹ thuật xây dựng, chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp | A00, A01 | 18,6 |
Kỹ thuật xây dựng, chuyên ngành Tin học xây dựng | A00, A01 | 17 | |
Kỹ thuật xây dựng, chuyên ngành Kỹ thuật và quản lý xây dựng đô thị thông minh | A00, A01 | 17 | |
Kỹ thuật xây dựng, chuyên ngành Mô hình thông tin và trí tuệ nhân tạo trong xây dựng | A00, A01 | 17 | |
Kỹ thuật xây dựng công trình thủy | A00, A01 | 17 | |
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông | A00, A01 | 18 | |
Đại học Duy Tân | Kỹ thuật xây dựng | A00, A01,C01, D01 | 14 |
Tại khu vực Miền Nam:
Trường | Ngành/Chuyên ngành | Khối | Điểm chuẩn 2023 |
Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP HCM | Kỹ thuật Xây dựng (nhóm ngành) | Điểm xét tuyển kết hợp nhiều tiêu chí | 55,40 |
Nhóm ngành Kỹ thuật Xây dựng: Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông; Kỹ thuật Xây dựng – chuyên ngành Quản lý Xây dựng(CT giảng dạy bằng tiếng Anh, CT Tiên tiến) | 55,40 | ||
Đại học Giao thông Vận tải TP HCM | Kỹ thuật xây dựng/Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp | A00, A01, D01, D07 | 24,25 |
Kỹ thuật xây dựng/Chuyên ngành Kỹ thuật kết cấu công trình | A00, A01, D01, D07 | 24,25 | |
Kỹ thuật xây dựng/Chuyên ngành Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm | A00, A01, D01, D07 | 24,25 | |
Kỹ thuật xây dựng/Chuyên ngành Thiết kế nội thất | A00, A01, D01, D07 | 24,25 | |
Đại học Kiến trúc TP HCM | Kỹ thuật xây dựng | A00, A01 | 20,95 |
Kỹ thuật xây dựng (CLC) | A00, A01 | 21,10 |
Tùy vào năng lực cũng như điều kiện kinh tế, bạn có thể lựa chọn một trong số những trường trên để theo đuổi nghề kỹ sư xây dựng.
Sự khác biệt giữa kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư
Kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư là hai vị trí thường bị nhầm lẫn với nhau. Thực tế thì hai vị trí này hoàn toàn khác nhau. Nhưng nếu bạn không phải người trong ngành thì sẽ không phân biệt được.
Kiến trúc sư là người đảm nhận việc thiết kế các bản vẽ. Lên ý tưởng sao cho công trình tạo ra có thiết kế đẹp, hợp lý với bố cục phù hợp với tiêu chí từ phía chủ đầu tư. Trong khi kỹ sư xây dựng là người tính toán khả năng chịu lực của móng. Họ sẽ nghiên cứu cả tải trọng động và tải trọng tĩnh.
Tóm lại thì kiến trúc sư sẽ là người lên ý tưởng, lập kế hoạch. Họ là người quyết định tính thẩm mỹ của công trình. Kỹ sư là người biến những ý tưởng và bản vẽ thành công trình thực. Họ sẽ tính toán tính khả thi, giám sát để công trình diễn ra thuận lợi nhất.
Câu hỏi phỏng vấn kỹ sư xây dựng
Trong quy trình tuyển dụng, vòng phỏng vấn là vòng mang tính chất quyết định xem. Bạn có nhận được công việc ứng tuyển hay không. Hãy chuẩn bị và sẵn sàng cho một số câu hỏi phỏng vấn kỹ sư thường gặp nhất hiện nay:
- Tại sao bạn lại muốn trở thành một kỹ sư xây dựng?
- Theo bạn kỹ sư xây dựng là gì? Kỹ sư xây dựng cần có những kỹ năng nào và đâu là kỹ năng quan trọng nhất?
- Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty của chúng tôi?
- Kỹ sư xây dựng cần phải đối mặt với những thách thức nào trong công việc?
- Trong trường hợp xảy ra tai nạn tại công trường, bạn sẽ làm gì?
- Bạn thường sử dụng thông tin gì để biết công việc đang đúng tiến độ?
- Bạn có tìm hiểu về các nguyên tắc an toàn lao động chưa?
- Bạn đã học được những kinh nghiệm gì sau quá trình làm kỹ sư xây dựng?
- Bạn hãy kể tên một vài phần mềm hỗ trợ hiệu quả cho ngành xây dựng: thiết kế kết cấu công trình, tính toán và quản lý chi phí,…?
- Cần những khoản chi phí nào để tiến hành một dự án xây dựng dân dụng?
- Hãy kể về một dự án công trình xây dựng khó khăn nhất mà bạn từng trải qua?
Bên cạnh việc chuẩn bị cho các câu hỏi phỏng vấn có thể gặp, trong quá trình tìm việc làm kỹ sư. Bạn cũng nên nghiên cứu bản mô tả công việc (JD) và các thông tin về công ty. Để hiểu rõ hơn về yêu cầu cũng như chứng minh được vì sao bạn lại phù hợp với vị trí này.