Công tác gia công lắp dựng cốt thép đúng với thiết kế chi tiết thép của cấu kiện và quy định chung của hồ sơ thiết kế của dự án công trình xây dựng.
1. Chủng loại thép
Các chỉ tiêu cơ lý (mác thép) phù hợp với quy định của thiết kế, chủng loại đúng với hợp đồng (nếu có)
- Khi thép nhập về công trình, kỹ sư cùng với tư vấn giám sát và chủ đầu tư kiểm tra chứng chỉ chất lượng của lô thép và lập biên bản nghiệm thu vật tư.
- Căn cứ trên số lượng, chủng loại tiến hành cắt mẫu thép phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 197: 1985 để tiến hành thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của thép. Sau khi cắt xong mẫu thép thì các bên tiến hành lập biên bản lấy mẫu và lập niêm phong mẫu thép và chuyển cho đơn vị thí nghiệm.
- Đơn vị thí nghiệm là đơn vị tư vấn độc lập do đơn vị thi công đệ trình và được sự chấp thuận của giám sát. Khi tiến hành thí nghiệm phải có sự theo dõi đầy đủ của các bên.
- Căn cứ vào kết quả thí nghiệm để xác định lô thép nhập về công trình có được đa vào sử dụng cho công trình hay không, và cũng là cơ sỡ để quyết toán hợp đồng cung cấp vật tư thép.
2. Vệ sinh, đánh gỉ thép (nếu thép bị hoen gỉ hoặc dính bùn đất) trong công tác gia công lắp dựng cốt thép.
Thép phải được vệ sinh bùn đất và đánh gỉ (nếu có) trước khi gia công hoặc lắp đặt vào cấu kiện. Thép gỉ là thép đã bị lên vảy thép, bong tróc lớp bên ngoài, nếu thép chỉ bị ố vàng thì không cần vệ sinh thép. Nếu lớp gỉ làm giảm tiết diện thép trên 2% thì không được sử dụng.
- Đánh gỉ bằng bàn chải sắt hoặc bằng máy.
- Xử lý gỉ bằng hóa chất.
- Nếu dính bùn đất có thể rửa bằng máy xịt hoặc lau chùi bằng vải ướt.
3. Gia công cốt thép trong công tác gia công lắp dựng cốt thép
Đúng với thiết kế chi tiết thép của cấu kiện và quy định chung của hồ sơ thiết kế.
- Đọc kỹ bản vẽ chi tiết thép của cấu kiện trên mặt bằng, mặt cắt, bản vẽ kiến trúc…
- Triển khai bản vẽ detail gia công thép và trình giám sát phê duyệt. Detail thép phải tuân thủ vị trí nối thép(mục I.5)
- Giám sát trong quá trình gia công.
4. Lắp dựng cốt thép
Đúng vị trí, đúng cao độ
- Đối với móng, dầm, sàn, cầu thang đi theo hệ thống định vị cóp pha dầm sàn đã gia công lắp đặt trước;
- Đối với cột và vách, từ lưới trục đã triển khai trên sàn triển khai bật tiết diện chân cột, chân vách và chỉnh sửa thép chờ đảm bảo lớp bảo vệ rồi mới tiến hành lắp dựng thép.
- Lớp bảo vệ phù hợp với quy định của thiết kế cho từng cấu kiện.
- Khung thép chính phải được định dạnh ổn định và đúng hình dạng cấu kiện.
- Thép đai thi công phải thẳng đều đúng khoảng cách bằng cách xác định đai đầu tiên và sau đó dùng thước hoặc thanh cử đo và đánh dấu bằng phấn lên thép chủ để công nhân buộc đai. Thép đai phải sắp đặt điểm móc chéo trả xen kẻ nhau.
5. Nối thép trong công tác lắp dựng cốt thép
Nối đúng vị trí (vùng chịu nén), đúng chiều dài và phù hợp với quy định chung của thiết kế.
- Đối với dầm sàn nếu không có chỉ định riêng; thì thông thường vị trí nối không được nằm trong vùng nguy hiểm. Một mặt cắt không được nối quá 50% số lượng thép.
- Chiều dài nối theo quy định của thiết kế; nếu không có quy định riêng thì đoạn nối là 30d trong vùng nén; 40d trong vùng kéo (hạn chế sử dụng).
- Tại vị trí nối thép nếu thép chịu lực có đường kính >= 18 ;thì phải uốn thép tại vị trí nối sao cho 2 thanh thép; sau khi nối phải đồng tâm (nhấn cổ chai).
6. Kê thép tạo lớp bê tông bảo vệ
Đủ cường độ (nếu dùng kê bằng bê tông hoặc vữa mác cao); và đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ
- Kê thép phải được đúc trước để đảm bảo khi đem ra thi công không bị bể.
- Tại một vị trí kê dầm phải kê đủ 2 cục kê để khung không bị vặn và ổn định.
- Chân chó kê thép lớp trên của sàn: Nếu không có chỉ định riêng thì chân chó; thường được làm bằng thép có đường kính 10 hoặc 12. Ngoài ra, tùy theo trường hợp xác định loại thép cho phù hợp.
7. Quá trình đổ bê tông công tác gia công lắp dựng cốt thép
Trong quá trình đổ bê tông; phải bố trí đội cốt thép trực để chỉnh sửa lại các khu vực bị xô đạp cong vênh. Dùng móc sửa lại thép mủ sàn.