Lát gạch nền nhà là một trong những công đoạn “khó nhằn” nhất trong quá trình hoàn thiện một ngôi nhà. Nền nhà có đẹp, bằng phẳng và bền hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật lát gạch nền nhà của thợ lát. Trong bài viết dưới đây, sẽ hướng dẫn các bạn độc giả kỹ thuật lát gạch nền nhà đúng tiêu chuẩn trong xây dựng.
1. Trước khi tiến hành lát gạch nền nhà
Trước khi lát gạch nền nhà, bạn cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các công đoạn sau:
- Chọn gạch chính hãng, có chất lượng cao, không bị cong vênh.
- Gạch nền phải để thật khô, sạch và thoáng.
- Đổ bê tông thấp hơn so với cốt 0-0 trong khoảng từ 3 đến 5cm.
- Nền phải phẳng, không bị sụt lún, không lồi lõm có khả năng tạo được độ chắc chắn để đi lại được trên gạch.
- Sàn bê tông phải được vệ sinh một cách sạch sẽ và tạo độ ẩm cho sàn.
2. Kỹ thuật lát gạch nền nhà đúng tiêu chuẩn
Tạo lớp nền cơ sở
Bạn có thể tạo lớp nền cơ sở bằng cách sử dụng ống nước tio để căng dây và tạo độ dốc. Sau đó trộn vữa lót xi măng cát xây mác 50, 75 để cho nước được ngấm và vữa khô.
Tiếp theo, rải lớp vữa lên nền, không được đổ đề lên mốc lấy cốt. Sử dụng thước gạt phẳng để tạo độ dốc theo những mốc đã lấy cốt. Chú ý rằng chiều dày lớp vữa lót từ 2 đến 3cm. Không nên sử dụng quá dày gây ra tình trạng khó thi công cho các thợ xây dựng.
Thực hiện lát gạch
Đầu tiên, bạn sử dụng dây cước kể căng một đường thẳng sau đó lát trừ trái qua phải, từ trong ra ngoài. Tiếp theo, rải đều lớp nước xi măng đã chuẩn bị trước lên bề mặt cần lát gạch để tạo sự bám dính giữa nền lót và gạch.
Bạn cần quan sát thật kỹ để biết được chiều gân của mặt dưới viên gạch. Sau đó đặt gạch theo đúng chiều vân đó lên trên lớp vữa lót. Tùy thuộc vào kích thước,chủng loại của gạch ta để mạch vữa làm sao cho thật đẹp.
Bạn có thể sử dụng búa cao su đập nhẹ vào 4 góc cũng như giữa viên gạch để tạo độ bám dính cho gạch. Đồng thời điều chỉnh để cho bề mặt gạch bằng phẳng so với các viên còn lại.
Trít mạch
Sau khi lát nền khoảng 3 giờ, viên gạch đã bám dính chặt với nền, bạn bắt đầu tiến hành trít mạch:
- Trộn vữa xi măng trít mạch: lấy 1 phần cát mịn và một phần xi măng (tỷ lệ 1:1) trộn đều, chế nước từ từ, đảo trộn đạt độ nhão vừa phải. Xi măng trắng và bột màu, nước than có thể được sử dụng để thay đổi màu mạch vữa, các viên gạch cắt theo yêu cầu, khác màu, lát đan xen trang trí làm tăng hiệu quả thẩm mỹ của bề mặt mạch vữa và nền gạch lát.
- Dùng bay có mũi nhọn đưa lượng vữa vừa đủ vào gọn mạch cần trít
- Dùng bay hớt lượng vữa thừa, không để vữa tràn, rơi vãi và bám vào mặt sản phẩm.
- Vê đường mạch vữa gọn có thể vê tròn hoặc miết phẳng, tạo độ bóng cho mạch vữa
Vệ sinh nền
Đây là một trong những khâu quan trọng nhất để hoàn thiện nền nhà nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, giữ lại màu sắc tự nhiên của sản phẩm.
Sau khi trít vữa từ 24 đến 36 giờ thì lau sạch các vết vữa còn bám trên nền, bạn xả nước vào trong nền nhà, sử dụng giẻ để lau sạch những vết vữa bám ở trên bề mặt.
Nếu sau từ 24 đến 36 giờ mà vữa chưa bám chặt vào bề mặt thì sử dụng giẻ sạch; và nước để lau vết vữa, sử dụng trang để đẩy phần nước kéo theo phần vữa bong ra trong quá trình làm sạch nền nhà.
Bạn không nên làm sạch nền quá sớm hoặc quá muộn; so với khoảng thời gian nêu trên vì nếu quá sớm mạch vữa chưa đủ độ liên kết; sẽ bị bong còn nếu quá muộn vữa xi măng đông kết cứng rất khó cho việc làm sạch. Tuyệt đối không sử dụng các loại hoá chất để tẩy và làm sạch sản phẩm.
3. Yêu cầu kỹ thuật
Sau khi sử áp dụng kỹ thuật lát gạch nền nhà; bạn cần đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật sau:
- Gạch lát xong gõ không nghe tiếng ỘP ở giữa thân gạch, mạch nhỏ và đều.
- Hoa văn xếp phải đúng mẫu, các vết cắt phải vào khu vực khuất; (độ thẩm mỹ còn phụ thuộc về chất lượng gạch).
- Tất cả các viên gạch có chung mặt phẳng, mạch đều, không được lồi lõm