Cốp pha và giàn giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo kỹ thuật độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốp thép, đổ và đầm bê tông. Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước ximăng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết. Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép.
1. Kỹ thuật thi công cốp pha móng cột
- Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp sau khi đã lắp dựng cốt thép
- Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn .
- Ghép vàn khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ thể .
- Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, qua các vị trí đó đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để gia cường.
- Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cọc cừ .
2. Kỹ thuật thi công cốp pha cột.
- Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo dưỡng dựng ván khuôn. Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neochocốp pha cột.
- Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột.
- Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.
- Dùng gông (bằng thép hoặc gỗ cố định ), khoảng cách các gông khoảng 50 cm .
- Chú ý : phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có trừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông.
CÁCH LẮP GHÉP KỸ THUẬT THI CÔNG CỐP PHA :
- Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền .
- Ghim khung cố định chân cột bằng các đệm gỗ đặt sẵn trong lòng khối móng để làm cữ .
- Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi đóng đinh liên kết 4 mảng với nhau , lắp gông và nêm chặt.
- Dùng dọi kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột.
- Cố định ván khuôn cột bằng các neo hoặc cây chống.
3. Đối với ván khuôn dầm
Gồm 2 ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy. Cách lắp dựng như sau:
- Xác định tim dầm.
- Rải ván lót để đặt chân cột.
- Đặt cây chống chữ T , đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống, đặt thêm một số cột dọctheotim dầm.
- Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T , cố định 2 đầu bằng các giằng .
- Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông, cây chống xiên, bu lông.
- Kiểm tra tim dầm , chỉnh cao độ đáy dầmchođúng thiết kế.
4. Đối với ván khuôn sàn
Dùng ván khuôn thép đặt trên hệ dàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ xà gồ bằng gỗ, dùng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình, với các diện tích còn lại thì dùng kết hợp ván khuôn gỗ.
Theo chu vi sàn có ván diềm ván diềm được liên kết đinh con đỉa vào thành ván khuôn dầm và dầm đỡ ván khuôn dầm.
5. Nội dung nghiệm thu ván khuôn sau khi lắp đặt
- Kiểm tra hình dáng kích thướctheoBảng 2-TCVN 4453 : 1995
- Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống.
- Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).
- Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau.
- Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.
- Kiểm tra tim cốt , kích thước kết cấu.
- Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.
- Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha.
6. Công tác tháo dỡ ván khuôn
- Cốp pha giàn giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu bê tông.
- Các bộ phận cốp pha, giàn giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (cốp pha thành dầm, tường, cột) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50%daN/cm2.
- Kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống; và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đủ mác thiết kế.
KHI THÁO DỠ CỐP PHA GIÀN GIÁO Ở CÁC TẤM SÀN ĐỔ BÊ TÔNG TOÀN KHỐI CỦA NHÀ NHIỀU TẦNG NÊN THỰC HIỆN NHƯ SAU:
- Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông
- Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn dưới nữa; và giữ lại cột chống “an toàn” cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.
- Đối với cốp pha giàn giáo chịu lực của kết cấu; (đáy dầm, sàn, cột chống) nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế; thì được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ là 50% (7 ngày) với bản dầm; vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m, đạt cường độ 70% (10 ngày) với bản; dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m; đạt cường độ 90% với bản dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m