Cán bộ chỉ huy trưởng công trình có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát, thực thi và đưa ra các giải pháp quyết định đúng đắn nhất để đảm bảo công trình được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng. Vậy công việc của họ là gì, làm sao để trở thành chỉ huy trưởng giỏi? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Công việc của chỉ huy trưởng công trình là gì?
Bên cạnh việc được đào tạo, rèn luyện để có chứng chỉ của một chỉ huy trưởng công trình, bạn cần phải nắm rõ những công việc trọng yếu sau:
- Giám sát và quản lý thi công các công việc trong phạm vi quản lý của mình
- Lập kế hoạch và kiểm soát tiến độ thi công định kỳ (theo tuần, tháng…) bao gồm cả nhà thầu phụ
- Lập báo cáo tiến độ thi công với cấp trên và kiểm soát báo cáo của cấp dưới
- Đại diện cho công ty giải quyết những vấn đề liên quan phát sinh trong quá trình thi công. Tổ chức họp với các bộ phận thực thi, kỹ thuật để xử lý khi có sự cố phát sinh
- Triển khai kế hoạch thi công, thực hiện nghiệm thu đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng cam kết với chủ đầu tư; điều phối và quản lý cán bộ công nhân viên theo đúng quy định
- Chịu trách nhiệm về vấn đề sai phạm của công nhân viên. Đảm bảo phối hợp tốt các hoạt động giữa chủ đầu tư, các nhà thầu phụ, nội bộ công ty và các phòng ban có liên quan.
Nắm chắc các công việc và điều khoản thực thi theo hợp đồng. Đồng thời phải nắm rõ được thiết kế và yêu cầu kỹ thuật của dự án được đầu tư qua đó có giải pháp đề xuất điều chỉnh và giải quyết công việc 1 cách hợp lý.
- Khảo sát mặt bằng trước khi thi công, lập kế hoạch triển khai thiết kế bao gồm trang thiết bị văn phòng, đồ bảo hộ thi công, bảo hộ lao động, các hệ thống điện, nước, thông tin để phục vụ việc thi công của dự án.
- Kiểm tra và bảo quản vật tư thiết bị trên công trình, thường xuyên giám sát chất lượng các hạng mục công trình đảm bảo công tác vệ sinh an toàn lao động, hệ thống phòng cháy chữa cháy tại công trình thi công
- Triển khai và kiểm tra công tác lập hồ sơ hoàn công, nghiệm thu bàn giao công trình. Lưu giữ tài liệu và bảo mật hồ sơ của công trình thi công. Đánh giá kết quả của nhân viên và báo cáo theo đúng quy định.Ủy quyền cho cán bộ khác khi vắng mặt. Sau khi dự án hoàn thành phải đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm thi công dự án cho các dự án sau. Thực hiện quá trình đào tạo cho nhân viện cán bộ cấp dưới.
Làm sao để trở thành chỉ huy trưởng công trình giỏi?
Để được cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình, các cá nhân phải đảm bảo điều kiện sau:
- Hạng 1: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn, giám sát và thi công xây dựng; hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng I. Đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng; ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại.
- Hạng 2: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn, giám sát và thi công xây dựng; hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng II. Đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng; ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại.
- Hạng 3: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn, giám sát và thi công xây dựng; hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng III. Đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng; ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.
Điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trình:
- Hạng 1: Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm; Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp đặc biệt ;hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
- Hạng 2: Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm; Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
Bên cạnh đó, các cá nhân phải thường xuyên học tập và rèn luyện, trau dồi kiến thức; kỹ năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm triển khai thực tế ;bởi với mỗi công trình sẽ luôn có những vấn đề phát sinh khác nhau. Một chỉ huy trưởng công trình giỏi sẽ góp phần rất quan trọng vào sự thành công của một dự án.