Một trong những ngành nghề phát triển trong thời đại công nghiệp hóa hiện nay chính là vật liệu xây dựng.
Nhắc đến những công trình có quy mô lớn, bền vững với thời gian cũng như khả năng chống chịu tốt người ta sẽ nhắc đến vật liệu xây dựng, bởi đây chính là yếu tố quan trọng quyết định 50% chất lượng của công trình đó. Do đó, các hoạt động chế tạo, sản xuất các vật liệu xây dựng đang ngày càng phát triển mạnh.
Và ngành học vật liệu xây dựng cũng thu hút được sự quan tâm lớn của đông đảo các bạn trẻ hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về ngành vật liệu xây dựng học gì và làm gì?
Ngành học vật liệu xây dựng học cái gì ?
Ngành vật liệu xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực nghiên cứu vật liệu xây dựng mới, thiết kế thực hiện quá trình tổ chức sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển chất lượng sản phẩm xây dựng và thực hiện phương pháp giám sát triển khai, sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp nhất với công trình, dự án.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về toán học, vật lý kỹ thuật, hóa đại cương và chuyên sâu,… hiểu rõ về cấu trúc, tính chất của vật liệu xây dựng, quy trình công nghệ để chế tạo, gia công và ứng dụng các vật liệu đó. Kỹ sư ngành vật liệu xây dựng sẽ có khả năng thiết kế công nghệ chế tạo, tổ chức sản xuất và quản lý các vật liệu xây dựng. Giám sát chất lượng của vật liệu xây dựng trong quá trình thi công, đảm bảo về an toàn lao động tại công trường.
Bên cạnh đó là tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhằm tìm ra những vật liệu mới, quy trình sản xuất chúng để đáp ứng cho các loại công trình xây dựng phục vụ cho nhu cầu đa dạng của sự phát triển kinh tế – xã hội.
Học ngành vật liệu xây dựng ra trường làm gì ?
Trong quá trình phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa; nhu cầu về xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình nhà ở; kiến trúc đang ngày một tăng cao. Nó không đơn thuần gói gọn chỉ là nhà ở được; con người càng lúc càng đòi hỏi cao hơn về một căn nhà hay công trình kiến trúc; phải đẹp hơn, bền bỉ hơn, đa năng hơn, thân thiện với môi trường hơn; nhưng vẫn phải tiết kiệm chi phí một cách tối đa.
Do đó Việt Nam đang rất cần một đội ngũ kỹ sư vật liệu xây dựng giỏi để nghiên cứu; và sản xuất ra nhiều loại vật liệu mới. Chính vì vậy, hiện nay và trong nhiều năm tới; cơ hội việc làm của ngành này sẽ cực kì đa dạng và rộng mở.
Một kỹ sư vật liệu xây dựng sẽ có khả năng:
- Lựa chọn và sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp với từng loại công trình; nhằm đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao nhất
- Thiết kế công nghệ, tổ chức và quản lý vật liệu xây dựng; ( bê tông và cấu kiện bê tông cốt thép, các chất kết dính, thủy tinh, gốm sứ,…)
- Nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao các tính năng của vật liệu xây dựng, cách sản xuất chế tạo.
- Tư vấn, giám sát, quản lý chất lượng của vật liệu xây dựng và thi công dự án.
- Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu về vật liệu xây dựng.
Với những công việc như vậy, các kỹ sư vật liệu xây dựng có thể làm việc tại:
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng; các công trường, dự án xây dựng,…
- Các cơ quan quản lý Nhà nước, các Viện nghiên cứu; cơ sở đào tạo có lĩnh vực công nghệ vật liệu xây dựng.
Với sự hứa hẹn phát triển đầy mạnh mẽ trong tương lai của ngành vật liệu xây dựng; mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn; cũng như có thêm niềm đam mê với ngành.