NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG GIẢI PHÁP CÁCH CHẤN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘNG ĐẤT
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG ĐẤT VÀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CHỐNG ĐỘNG ĐẤT
1.1. Tổng quan về động đất và thiết kế công trình chịu động đất
1.1.1. Định nghĩa
Động đất là là hiện tượng dao động rất mạnh của nền đất xảy ra khi một nguồn năng lượng lớn được giải phóng trong thời gian rất ngắn do sự rạn nứt đột ngột trong phần vỏ hoặc trong phần áo trên của trái đất.
1.1.2. Các thông số quan trọng chuyển động nền
– Biên độ lớn nhất [9]:
Biên độ lớn nhất thông thường thể hiện dưới các dạng đỉnh của chuyển động nền, bao gồm: gia tốc đỉnh (PGA, Peak Ground Acceleration), vận tốc đỉnh (PGV, Peak Ground Velocity) và chuyển vị đỉnh (PGD, Peak Ground Displacement). Trong đó, đại lượng gia tốc đỉnh thường có ý nghĩa quan trọng hơn. Tải trọng động đất tác dụng vào công trình thường tỉ lệ với gia tốc đỉnh, đặc biệt là các công trình có độ cứng lớn. Hai đại lượng vận tốc đỉnh và chuyển vị đỉnh thì ít ảnh hưởng hơn, nó thường chỉ có ý nghĩa với những kết cấu mềm, nhà cao tầng. Những đại lượng này thu được trên cơ sở các số ghi địa chấn.
– Khoảng thời gian kéo dài của chuyển động mạnh [9], [59]:
Khoảng thời gian kéo dài của chuyển động mạnh; là khoảng thời gian cần để giải phóng năng lượng của trận động đất, một thông số quan trọng trong đánh giá phản ứng của kết cấu, đặc biệt là kết cấu làm việc phi tuyến. Những kết cấu có hiện tượng sụt giảm độ cứng và cường độ vật liệu; thì rất nhạy cảm với tải trọng lặp của động đất. Có nhiều cách xác định khoảng thời gian kéo dài chuyển động mạnh, trong đó phổ biến nhất: