Nguyên nhân sàn gỗ bị cong vênh
Dù là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp gỗ cao cấp hay gỗ phổ thông đều khó tránh khỏi các sự cố sàn nền gỗ cong vênh.
Do sàn gỗ bị thấm nước, ngập nước, ẩm
Sàn gỗ là vật liệu làm từ gỗ, chất liệu này dễ bị co lại khi trời lạnh và dãn ra khi nóng bất thường hay biến dạng khi hút nước bị ẩm thơi gian dài. Khi sàn gỗ dãn nở dẫn đến hiện tượng sàn gỗ bị đội lên cong hơn mặt sàn gỗ đã lắp đặt gây khó chịu và hư hỏng gỗ.Khi gỗ co lại các khe lắp gỗ bị hở ra gây mất thẩm mỹ và không chắc chắn.
Với điều kiện thời tiết nồm ẩm như ở nước ta thì việc sàn nhà bị thấm nước, ẩm là điều khó tránh khỏi, bên cạnh đó chưa kể những ngôi nhà ở vùng thường xuyên ngập lụt như vùng Duyên hải hay đồng bằng thấp thì sàn nhà gỗ chỉ sau thời gian vài tháng sẽ xảy ra hiện tượng trên. Hoặc khi lau nhà, các bạn sơ ý làm nước tràn lên sàn không kịp thời lau khô. Nguyên nhân này cũng thường gặp hơn ở gỗ công nghiệp và gỗ Sồi vì có độ giãn nở cao.
Quá trình thi công lắp đặt sai quy trình
Nhiều người sử dụng thường mua gỗ về rồi tự thi công lát sàn. Nhưng do thiếu kinh nghiệm nên gia chủ đã không chừa lại chỗ phòng khi gỗ bị giãn nở. Nếu đặt quá khít vào tường khi gỗ nở ra sẽ bị kích vào nhau dẫn đến hiện tượng cong vênh.
Thông thường ván gỗ sẽ cách mặt tường 10mm – 12mm và được che kín bằng phào tường hoặc nẹp kết thúc. Khoảng cách này là vừa đủ để ván sàn có thể giãn nở. Khi thi công sàn gỗ chúng ta cũng cần lưu ý đến vấn đề này để kịp thời thi công đúng kỹ thuật.
Chất lượng gỗ
Có thể do ván sàn gỗ bị công vênh từ trước vì gia chủ mua phải gỗ có chất lượng kém. Thông thường đây là những lại sàn gỗ giá rẻ. Bạn cũng nên chọn loại sàn gỗ có chất lượng tốt không nên chọn mua gỗ đang trôi nổi trên thị trường để tránh trường hợp gỗ bị cong vênh.
Ngoài gỗ tự nhiên bạn cũng có thể lưu tâm đến sàn gỗ công nghiệp vì sàn gỗ công nghiệp hiện nay có rất nhiều loại chống co ngót, cong vênh, và chịu nước tốt.
Trong phòng các vật nặng đè trực tiếp lên sàn
Có 1 số hộ gia đình , trong phòng lót gỗ tự nhiên , nhưng kê rất nhiều tủ âm tường xung quanh phòng , các giường ngủ nặng trong phòng. Khi đó gỗ tự nhiên không thể giãn nỡ vào trong các mép tường, cũng sẽ gây hiện tường sàn gỗ tự nhiên bị cong vênh.
Cách xử lý sàn gỗ bị cong vênh, phòng rộp
Nền nhà bị phồng đối với sàn gỗ cũng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và quá khó khăn nhưng cũng không thể duy trì thực trang này và cần xử lý để bảo đảm tính thẩm mĩ cho ngôi nhà.
Đối với sàn nhà bị thấm nước, ngập nước
Gỗ tự nhiên hoặc những loại sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu thường có chất lượng tốt, độ bền cao nhưng vẫn cần cách xử lí sàn gỗ bị phồng rộp do ngấm nước, đặc biệt là khi bị ngâm nước bẩn trong mùa mưa do tình trạng ngập úng ở những vùng đất trũng.
Khi làm đổ nước lên sàn gỗ và để nó thấm vào bên trong thì bạn cần tiến hành xử lý ngay bằng các biện pháp hữu hiệu để hạn chế tác hại. Trước tiên, bạn cần loại bỏ sạch lớp nước trên bề mặt sàn gỗ bằng cách dùng giẻ mềm thấm hết nước. Tránh việc dùng giẻ cứng, khô và ráp để lau vì như thế sẽ làm trầy xước bề mặt sàn gỗ tự nhiên của bạn. Sau khi đã hút hết nước và làm khô bề mặt sàn thì bước tiếp theo là bạn cần xử lý lượng nước đã ngấm xuống bên dưới bằng cách dùng quạt điện thổi cho đến khi nước dưới sàn bốc hơi hết.
Tuy nhiên, nếu sàn gỗ bị ngâm nước quá lâu và ngấm quá nhiều nước như trong các đợt mưa bão ngập lụt chẳng hạn thì cách xử lý sàn gỗ bị phồng lại càng khó khăn hơn. Gỗ tự nhiên thông thường sẽ bị phồng do ngậm nước nhưng khi nước bốc hơi hết thì nó sẽ lại trở về trạng thái ban đầu. Việc ngậm quá nhiều nước khiến cho sàn gỗ tự nhiên bị phồng vì đã giãn nở quá giới hạn có thể.
Để xử lý, bạn cần làm theo các bước sau:
- Tiến hành di chuyển các loại đồ đạc trong nhà ra ngoài rồi tháo một bên thanh nẹp gỗ; hoặc phào ở sát tường ra rồi đo để cắt bỏ một phần của sàn gỗ; chọn thanh nẹp dọc theo chiều dài của các miếng gỗ.
- Bước tiếp theo trong cách xử lý sàn gỗ bị phồng; là dùng quạt điện thổi để nước dần bốc hơi hết. Cứ thổi như thế đều đặn trong khoảng 5 – 7 ngày; khi sàn gỗ hoàn toàn khô thì nó sẽ trở lại trạng thái ban đầu. Lưu ý bạn chỉ được hong khô sàn gỗ bằng quạt hay điều hòa; chứ không được hong khô bằng nhiệt hay phơi nắng.
- Sau khi sàn gỗ đã khô và bình thường trở lại; thì bạn lắp lại các đoạn nẹp gỗ đã tháo nhé. Trừ những trường hợp chất lượng sàn gỗ kém; tình trạng ngấm nước quá nặng thì khó có thể khắc phục được. Khi ấy, bạn chỉ có hai sự lựa chọn là tiếp tục sử dụng tiếp; hoặc thay thế những chỗ phồng rộp bằng lớp sàn gỗ mới.
Đối với sàn gỗ bị cong vênh do các nguyên nhân khác
Nếu xử lý sàn gỗ bị cong vênh không phải do bị ngập nước; hoặc sàn đã khô từ lâu mà vẫn còn bị cong thì rất đơn giản; thợ thi công chỉ cần tháo len tường gỗ ra; và dùng máy cắt cầm tay ( hoặc đục ) rong ( cắt ) bớt phần sàn gỗ sát tường; ( cho sàn gỗ về trạng thái ban đầu là cách chân tường từ 1cm đến 1,2cm ); để cho khoảng không gian trong cho sàn gỗ giãn nỡ tiếp tục; nếu bị phồng ở giữa nhà có thể phải tháo dỡ hết đến phần phồng rộp; cắt bớt đi rồi lắp đặt lại sao cho vừa vặn.
Ngoài ra, sàn gỗ bị cong vênh có thể do lúc lắp đặt không khớp, bị lệch nhau. Cách khắc phục sàn gỗ bị phồng bằng cách mở sàn nhà; và chỉnh lại phần giá đỡ ở phía trên và phía dưới sao cho chúng khớp vào nhau. Nếu không thể tiếp cận sàn nhà từ phía dưới thì sẽ khắc phục bằng cách; đóng đinh trực tiếp vào sàn để cố định lại.
Tuy nhiên với phương pháp này bạn không thể tự gia cố mà cần gọi đội thợ có chuyên môn về sữa chữa.
Cách phòng chống và những lưu ý để tránh hiện tượng sàn gỗ cong vênh, phòng rộp
Để hạn chế tối đa tình trạng cong, vênh, phồng rộp thì khi lắp đặt sàn gỗ; bạn nên chừa ra một khoảng trống nhỏ ở gần chân tường (khoảng 10 – 12mm); để sàn gỗ có không gian giãn nở khi bị ngấm nước nhé; đặc biệt đối với các phòng rộng bắt buộc không được lát gỗ thông phòng; mà phải ngắt các phòng với nhau và sử dụng nẹp T để nối.
Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra lại đường nước xem có bị rỉ ngầm ra dưới nền không; nếu có bạn nên khắc phục đường ống nước và gia cố thêm chất chống ngấm dưới mặt sàn gỗ.
Nhà bạn có hướng nắng chiếu thẳng vào nhà; thì nên đóng cửa hoặc để rèm hạn chế ánh nắng chiếu thẳng vào sàn gỗ với nhiệt độ cao; cũng khiến sàn gỗ ngoài trời bị co ngót hay giãn nở.
Bên cạnh đó, ngay từ khi thi công sàn gỗ công nghiệp bạn cũng nên chú ý; không nên để các sàn nối liền với nhau, nên ngắt các phòng ra riêng biệt; tránh hiện tượng cong vênh dây chuyền, khó khắc phục.
Lau chùi sàn gỗ thường xuyên bằng các loại nước lau rửa chuyên dụng
Trong điều kiện thời tiết không được nắng ráo, hay mưa; nhất là vào mùa xuân thì bạn hạn chế mở cửa trong phòng có sử dụng sàn gỗ để hạn chế độ ẩm.
Khi nấu ăn ở bếp, khi ra vào nhà tắm tránh mang nước ra ngoài. Tránh không cho nước tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn, nếu sơ ý bị dây nước; đổ nước dùng khăn khô lau ngay.
Cẩn thận khi dịch chuyển đồ đạc nặng; việc này có thể khiến cho lớp bảo vệ trên cùng của sàn gỗ bị bong tróc. Nên lót chân nỉ hay thảm dưới chân các đồ nội thất.
Tránh việc phơi sàn gỗ dưới nhiệt độ quá cao hoặc để sàn ẩm ướt. Bạn có thể bật điều hòa trong phòng để hút bớt khí ẩm trong trường hợp thời tiết quá nồm; tránh việc gỗ có thể bị cong vênh hay co ngót khi chênh nhiệt độ.
Khi sàn mới có hiện tượng bị phồng cần phải xử lý ngay; tránh để lâu các tấm gỗ sẽ bị đẩy phồng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên mua sàn gỗ cao cấp, chịu nước tốt ;để tránh những sản phẩm sàn gỗ công nghiệp giá rẻ, không có xuất xứ thương hiệu rõ ràng.