Tech News, Magazine & Review WordPress Theme 2017
  • KỸ THUẬT
  • PHONG THỦY
  • TIÊU CHUẨN
  • TƯ VẤN
  • TÀI LIỆU
  • BẤT ĐỘNG SẢN
No Result
View All Result
BLOG XÂY DỰNG
  • KỸ THUẬT
  • PHONG THỦY
  • TIÊU CHUẨN
  • TƯ VẤN
  • TÀI LIỆU
  • BẤT ĐỘNG SẢN
No Result
View All Result
BLOG XÂY DỰNG
No Result
View All Result

NHÀ THẦU PHỤ LÀ GÌ ?

Khái niệm nhà thầu phụ đôi khi bị nhiều người bỏ qua không tìm hiểu hoặc vẫn còn xa lạ với khá nhiều người. Bởi đa phần mọi người đã quen thuộc với nhà thầu chính, những đơn vị trực tiếp lãnh thầu và điều phối công trình. Trong bài viết dưới đây, sẽ giúp độc giả tìm hiểu khái niệm nhà thầu phụ là gì để trong những trường hợp nhất định, chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

1. Nhà thầu phụ là gì?

Nhà thầu phụ (NTP) là nhà thầu tham gia thực hiện các gói thầu theo đúng hợp đồng mà họ đã ký kết với nhà thầu chính. Họ làm việc trực tiếp với nhà thầu chính chứ không phải nhà đầu tư.

Giải thích rõ hơn, theo Khoản 35, Điều 4 và Khoản 36 Luật đấu thầu quy định nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh. Thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính, và việc sử dụng thầu phụ sẽ không làm thay đổi các trách nhiệm của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do thầu phụ thực hiện.

Theo đó, NTP không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu. Tuy nhiên, những công việc liên quan đến thí nghiệm hiện trường; cung cấp vật tư, thiết bị, thì NTP vẫn có liên quan; nhưng phải chịu sự giám sát và nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm.

2. Vai trò của nhà thầu phụ là gì?

NTP thực chất vẫn là một nhà thầu. Họ vẫn là một công ty hoặc cá nhân đứng ra hoàn thành một công việc hoặc một nội dung hợp đồng cho nhà thầu. Có thể hiểu là NTP sẽ được nhà thầu thuê để thực hiện một hoặc hai nội dung của hợp đồng.

Có thể hiểu là nhà thầu phụ sẽ được nhà thầu thuê để thực hiện một hoặc hai nội dung của hợp đồng.​
Có thể hiểu là nhà thầu phụ sẽ được nhà thầu thuê để thực hiện một hoặc hai nội dung của hợp đồng.​

Trách nhiệm của NTP là hoàn thành công việc; được nhà thầu thuê đúng thời gian và họ chỉ chịu trách nhiệm với nhà thầu thuê; không liên quan gì hay phải chịu trách nhiệm gì với chủ đầu tư.

Một NTP có thế làm cùng một việc cùng một nội dung cho nhiều nhà thầu khác nhau của nhiều dự án khác nhau.

3. Quy định về nhà thầu phụ

Sau khi ký hợp đồng với nhà thầu chính, NTP phải tuân thủ những quy định dưới đây.

Nhà thầu không được giao lại toàn bộ công việc theo Hợp đồng cho Nhà thầu phụ thực hiện.​
Nhà thầu không được giao lại toàn bộ công việc theo Hợp đồng cho Nhà thầu phụ thực hiện.​

Thứ nhất, đối với các NTP không có trong danh sách thầu phụ; kèm theo Hợp đồng thì phải được Chủ đầu tư chấp thuận mới được ký hợp đồng làm việc.

Thứ hai, Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng; an toàn lao động, bảo vệ môi trường và sai sót của mình; và các công việc do các NTP thực hiện,…

Thứ ba, Nhà thầu không được giao lại toàn bộ công việc theo Hợp đồng cho NTP thực hiện.

4. Khác biệt giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ

Nhà thầu chăm sóc cho cả một bức tranh lớn. Nếu coi cả một dự án là một bức tranh lớn. Trong bức tranh lớn đó có sự hiện diện của cả nhà thầu chính và NTP. Tuy nhiên, mục tiêu làm việc của họ lại khác nhau. Có thể hiểu rằng nhà thầu bao quát và kiểm soát vẽ và hoàn thiện bức tranh hoàn chỉnh. Còn NTP chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh lớn đó.

Nhà thầu phụ chuyên về một công việc cụ thể.
Nhà thầu phụ chuyên về một công việc cụ thể.

​NTP chuyên về một công việc cụ thể. Có thể ví NTP như một phần nhỏ của một bức tranh. Bởi vì họ chỉ có chuyên môn trong một lĩnh vực và tất nhiên trong một dự án; thì có rất nhiều hạng mục liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau; nên một NTP chỉ là một phần nhỏ trong một bức tranh.

Trên đây là một số thông tin được tổng hợp lại về khái niệm NTP là gì ;và những vấn đề liên quan đến NTP trong xây dựng. NTP có vai trò quan trọng trong xây dựng công trình. Khi sử dụng NTP, chủ đầu tư cũng như gia chủ cần lưu ý đến vấn đề pháp lý; ký hợp đồng mới bắt đầu sử dụng và làm việc để không ảnh hưởng đến tiến độ công trình.

Tags: công trìnhnhà thầunhà thầu phụthầu phụxây dựng

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN.

Bảng-phân-vùng-áp-lực-gió-theo-dịa-danh-hành-chính

BẢNG PHÂN VÙNG ÁP LỰC GIÓ THEO ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH

Cách bố trí thép cột nhà cao tầng

CÁCH BỐ TRÍ THÉP CỘT NHÀ CAO TẦNG

Hướng dẫn bố trí thép dầm nhịp 6m

HƯỚNG DẪN BỐ TRÍ THÉP DẦM NHỊP 6M

Hướng dẫn về thời gian bảo dưỡng bê tông

HƯỚNG DẪN VỀ THỜI GIAN BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG

Lựa chọn cọc ly tâm hay cọc vuông

LỰA CHỌN CỌC LY TÂM HAY CỌC VUÔNG

Cốt đai có tác dụng gì trong xây dựng ?

CỐT ĐAI CÓ TÁC DỤNG GÌ TRONG XÂY DỰNG ?

CHỦ ĐỀ QUAN TÂM.

TÍNH TOÁN CỐT THÉP DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP

TÍNH TOÁN CỐT THÉP DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP

Hiểm họa trong nhà khi vào cửa thấy cầu thang

HIỂM HỌA TRONG NHÀ KHI VÀO CỬA THẤY CẦU THANG

Cách tính bậc cầu thang theo phong thủy

CÁCH TÍNH BẬC CẦU THANG THEO PHONG THỦY

CHỦ ĐỀ MỚI.

9X AN SƯƠNG

9X AN SƯƠNG

can-ho-9x-quy-nhon

DỰ ÁN CĂN HỘ 9X QUY NHƠN

Opal-Luxury-Binh-Duong

DỰ ÁN CĂN HỘ OPAL LUXURY BÌNH DƯƠNG

BLOG XÂY DỰNG

sửa khóa - sửa khóa xe máy

No Result
View All Result
  • KỸ THUẬT
  • TƯ VẤN
  • PHONG THỦY
  • TIÊU CHUẨN
  • TÀI LIỆU
  • BẤT ĐỘNG SẢN

sửa khóa - sửa khóa xe máy