Kế toán xây dựng ( xây lắp ) là kế toán đặc thù nên khó hơn khi làm kế toán thương mại dịch vụ hay sản xuất . Mời các bạn đọc qua bài viết để hiểu thêm về nghề này.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng luôn có những nét khác biệt so với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ. Do đó, kế toán xây dựng khá đặc thù và khó hơn các loại hình kế toán khác. Vậy công việc của kế toán xây dựng là gì? Làm sao để trở thành một kế toán xây dựng xuất sắc?
Công việc của Kế toán xây dựng là gì?
Công việc của những người làm kế toán xây dựng sẽ có nhiều điểm khác biệt so với những ngành nghề khác. Cụ thể:
- Theo dõi và quản lý các hợp đồng xây dựng, nắm bắt được chi tiết từng Hợp đồng xây dựng về giá trị, thời gian và tiến độ hoàn thành các hạng mục
- Cần đọc kỹ dự toán công trình để nắm bắt được chính xác định mức chi phí, khi xuất vật tư phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình. (Bám sát vào bảng bóc tách chi phí để theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào có theo định mức quy định hay không.)
- Theo dõi chi phí máy móc thiết bị, nhân công theo từng công trình
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng… đồng thời có những báo cáo về sự phù hợp tình trạng thực tế với định mức có trong dự toán
- Giá của công trình xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm xây dựng, vì vậy kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi địa điểm khác nhau
Mỗi hạng mục, công trình đi kèm một dự toán riêng. Do vật khi hạch toán chi phí của công trình nào thì kế toán phải tập hợp vào giá trị công trình đó
- Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo tiến độ thi công thực tế, nhật ký thi công đối với các máy thi công nhằm xác định chính xác mức tiêu hao nhiên liệu cụ thể đối với các máy phục vụ cho công trình xây dựng
- Tập hợp, phân bổ chi phí và tính ra giá thành từng công trình, hạng mục công trình. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành hạng mục công trình; đề xuất khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả
- Việc công trình xây dựng kéo dài qua nhiều kỳ kế toán; điều đó đòi hỏi kế toán xây dựng phải có những cách thức quản lý; theo dõi để có thể kiểm soát được tiến độ thi công; và sự phân bổ chi phí cho từng giai đoạn hoàn thành. Bên cạnh đó phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình khi hoàn thành ; nhằm phục vụ cho việc quyết toán giá trị công trình xây dựng trong tương lai
- Lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây dựng; cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất; và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của Ban Giám đốc
- Lập báo cáo thuế theo tháng, quý, năm và báo cáo tài chính cuối năm
Làm sao để trở thành một kế toán xây dựng giỏi?
Để trở thành một kế toán xây dựng giỏi, bạn cần phải:
- Nắm chắc các nghiệp vụ kế toán. Đây là kết quả của quá trình trau dồi kiến thức; từ lý thuyết đến thực hành, từ trường lớp đến thực tế.
- Thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và các phần mềm bổ trợ cho công việc kế toán; điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức trong công việc; đồng thời giảm thiểu sai sót
- Giỏi ngoại ngữ, điều này sẽ cực kì cần thiết nếu đối tác; khách hàng của bạn là người nước ngoài. Sự không hiểu nhau trong giao tiếp có thể dẫn đến thông tin sai lệch, hậu quả vô cùng lớn
- Thường xuyên cập nhật các thông tư nghị định về thuế và nhất định phải hiểu rõ luật về thuế.
- Khả năng đối đáp với cơ quan thuế khi được mời lên làm việc. Bạn không thể trở thành kế toán giỏi trong ngành dịch vụ kế toán; nếu như không đủ bản lĩnh hay kinh nghiệm khi đối thoại ;với những người thuộc cơ quan thuế hay đơn thuần chỉ là cán bộ quản lý
- Luôn chủ động và tích cực trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, học hỏi từ những người xung quanh
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hình dung rõ nét hơn; về công việc của Kế toán xây dựng và có những kiến thức cần thiết; giúp cho việc định hướng nghề nghiệp của bản thân.