Một trong những hình thức thi công được nhiều gia đình, chủ thầu xây dựng lựa chọn hiện nay chính là ép cọc bê tông cốt thép. Bên cạnh những tiện ích, hình thức này cũng mang lại những hiệu quả nhất định trong quá trình xây dựng. Việc hiểu được biện pháp thi công ép cọc bê tông cốt thép sẽ giúp các chủ đầu tư, nhà thầu đưa ra những giải pháp tốt nhất cho công trình trong suốt thời gian thi công. Cùng tìm hiểu biện pháp thi công ép cọc trong bài viết dưới đây !
1. Chuẩn bị trước khi tiến hành thi công ép cọc
Chuẩn bị mặt bằng thi công
Về mặt bằng thi công, đơn vị xây dựng cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Cọc bê tông phải vạch sẵn đường tâm để khi ép tiện lợi cho việc cân chỉnh.
- Khu vực xếp cọc bê tông phải nằm ngoài khu vực ép cọc, đường đi từ chỗ xếp cọc đến chỗ ép cọc bê tông nên bằng phẳng không gồ ghề lồi, lõm.
- Loại bỏ những cọc bê tông không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và thay thế theo số lượng tương ứng
- Chuẩn bị và điền đầy đủ các báo cáo kỹ thuật của công tác khảo sát để giám sát công trình
Chuẩn bị bản vẽ trước khi tiến hành các biện pháp thi công ép cọc
Để tiến hành thực hiện hiệu quả các biện pháp thi công ép cọc, chủ đầu tư, chủ thầu và các đơn vị xây dựng cần chuẩn bị bản vẽ chi tiết phương pháp và có các thông số kỹ thuật chính xác về công trình đó.
Nhà ở và các dự án như trường học, khách sạn, cơ quan đều có từng loại cọc bê tông với những kích thước khác nhau, và vì thế, bản vẽ thi công ép cọc cũng khác nhau.
Một số bản vẽ biện pháp thi công ép cọc bê tông cơ bản có thể kể đến:
- Sơ đồ khóm cọc
- Sơ đồ ruộng cọc
- Sơ đồ chạy dài
Chuẩn bị các thiết bị thi công
Các thiết bị ép cọc bê tông phải được cấp chứng chỉ, lý lịch rõ ràng về nơi sản xuất cũng như các cơ quan thẩm quyền kiểm tra xác nhận đặc tính kỹ thuật của thiết bị.
Đối với thiết bị ép cọc bê tông bằng hệ kích thuỷ lực cần ghi các đặc tính kỹ thuật cơ bản sau:
- Áp lực bơm dầu lớn nhất và lưu lượng bơm dầu
- Phiếu kiểm định chất lượng đồng hồ đo áp lực đầu và van chịu áp do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Thiết bị trong biện pháp thi công ép cọc được lựa chọn để sử dụng vào công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc khi ép đỉnh.
- Đồng hồ đo áp lực phải phù hợp với khoảng lực đo
- Lực ép lớn nhất của thiết bị không được nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất, max tác động lên cọc do bản thiết kế quy định.
Chuẩn bị đội ngũ công nhân tiến hành ép cọc bê tông
Để tiến hành biện pháp thi công ép cọc bê tông cần đến nguồn lao động khá dồi dào mỗi lần vận chuyển thiết bị đều cần có đội ngũ nhân sự đầy đủ. Các nhà thầu phải luôn đảm bảo số lượng công nhân đủ để trực chiến tại công trường.
Để đảm bảo an toàn cho đội ngũ công nhân; chủ thầu cần trang bị đầy đủ những thiết bị như mũ bảo hiểm; áo lưới có phát quang, chân đi giày tránh tình trạng trong khi thi công; bị ảnh hưởng đến an toàn lao động. Đặc biệt các công nhân luôn có trách nhiệm và tinh thần nỗ lực khi làm việc để kết quả đạt cao nhất và thời gian thi công trở nên nhanh chóng.
2. Thi công ép cọc bê tông
Bước 1
Đơn vị xây dựng ép cọc đầu tiên C1, cẩu dựng cọc vào giá ép; điều chỉnh mũi cọc vào đúng vị trí thiết kế và điều chỉnh trục cọc thẳng đứng. Độ thẳng đứng của đoạn cọc bê tông đầu tiên; ảnh hưởng lớn đến độ thẳng đứng của toàn bộ cọc.
Đoạn cọc đầu tiên C1 phải được dựng lắp thật cẩn thận; nên căn chỉnh để trục của C1 trùng với đường trục của kích đi qua điểm định vị cọc. Đặc biệt, đầu trên của C1 phải được gắn thật chặt vào thanh định hướng của khung máy. Trong trường hợp máy không có thanh định hướng thì đáy kích cần phải có thanh định hướng.
Bước 2
Sau khi xong bước 1, đơn vị xây dựng tiến hành biện pháp thi công ép cọc đến độ sâu thiết kế.
Ép đoạn cọc đầu tiên C1 xuống độ sâu theo thiết kế; tiến hành lắp nối và ép các đoạn cọc bê tông trung gian C2. Kiểm tra ngay bề mặt hai đầu của đoạn C2, sửa chữa sao cho thật bằng phẳng. Lắp đặt đoạn C2 vào vị trí ép cọc và căn chỉnh để đường trục của C2; trùng với trục kích và đường trục C1. Trước và sau khi hàn nên kiểm tra độ thẳng đứng của cọc bê tông bằng ni-vô.
Gia lên cọc một lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3 – 4 kg/cm2; rồi mới bắt đầu tiến hành hàn nối cọc theo quy định của thiết kế. Tiến hành biện pháp thi công ép cọc đoạn C2. Nên tăng dần áp lực nén để máy ép có đủ thời gian cần thiết; tạo đủ lực ép thắng lực ma sát; và lực kháng của đất ở mũi cọc để cọc chuyển động.
Thời điểm đầu C2 đi sâu vào lòng đất với vận tốc xuyên không được quá 1cm/s. Khi đoạn C2 chuyển động đều, hãy cho cọc chuyển động với vận tốc 2 cm/s. Khi lực nén đột ngột tăng tức là mũi cọc đó gặp lớp đất cứng hơn cần phải giảm tốc độ nén ;để cọc có đủ khả năng vào đất cứng hơn.
Đồng thời, phải kiểm tra dị vật để xử lý; và giữ để lực ép không vượt quá giá trị tối đa cho phép.
Bước 3
Khi thực hiện đến biện pháp thi công ép cọc đoạn cuối cùng (đoạn thứ 4) đến mặt đất; hãy cẩu dựng đoạn cọc lõi chụp vào đầu cọc; sau đó tiếp tục ép lõi cọc để đầu cọc cắm đến độ sâu thiết kế.
Bước 4
Sau khi ép xong ở bước 3, đơn vị xây dựng trượt hệ giá ép trên khung; để đến vị trí tiếp theo để tiếp tục ép tiếp.
Trong quá trình ép cọc bê tông cốt thép trên móng thứ nhất; dùng cần trục cẩu dàn đế thứ 2 vào vị trí hố móng thứ hai. Sau khi ép xong một móng; bạn hãy di chuyển cả hệ khung ép đến dàn đế thứ 2 được đặt trước ở hố móng thứ 2; rồi mới cẩu đối trọng từ dàn đế thứ 1 đến dàn đế thứ 2.