Cấu tạo mái ngói, mái fibrô xi măng trong nhà dân dụng, công nghiệp. Mái là bộ phận trên cùng của nhà, là kết cấu chịu lực đồng thời cũng là kết cấu bao che. Kết cấu mang lực mái yêu cầu phải bền và ổn định. Lớp lớp phải hoàn toàn không thấm nước. Ngoài ra, kết cấu của mái còn cần đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, tiết kiệm chi phí và thi công dễ dàng.
Cấu tạo mái ngói, mái fibrô xi măng
Trên phần kết cấu của mái dốc là lớp chống thấm để đề phòng sự thấm dột của nước mưa qua mái. Vật liệu phủ mái có rất nhiều, chủ yếu bao gồm các loại : ngói máy, ngói âm dương, fibrô xi măng, tôn,… Trong đó, ngói máy, fibrô xi măng và tôn lượn sóng là hay được sử dụng nhất
Cấu tạo mái ngói
Hình dáng của ngói được thể hiện trên hình. Hướng rãnh nước trên viên ngói phải song song với đường dốc nhất của mái. Ngói đất sét nung có nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào hình dáng và phương pháp chế tạo có thể chia làm 3 loại ngói chính :
- Ngói ống (hay ngói âm dương, ngói lòng máng).
- Ngói phẳng
- Ngói máy. Bao gồm 2 kiểu là kiểu 13 viên cho 1m² và kiểu 22 viên cho 1m². Hiện nay đa số sử dụng kiểu ngói 22 viên.
BẢNG KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG CỦA NGÓI ĐẤT SÉT NUNG
Tên loại ngói | Dài (cm) | Rộng (cm) | Khối lượng (Kg) |
Ngói ống tròn | 32 – 35 | 12 – 14 | 0,6 – 0,8 |
Ngói ống trắng | 30 – 34 | 17 – 20 | 0,5 – 0,8 |
Ngói phẳng có màu và không màu | 23 – 28 | 16 – 25 | 0,9 – 1,1 |
Ngói máy to | 41 | 24,5 | 1,3 – 3,1 |
Ngói nhỏ | 34 | 20,5 | 1,5 – 1,7 ; 2 – 2,1 |
Ngói bò nóc tròn và có sống | 42 – 44 | 20 – 21 | 2,0 – 2,5 |
Ngói giếng đáy | 35 | 15 | 1,7 – 1,9 |
Khi lợp ngói, các viên ngói được bố trí so le nhau. Để đề phòng gió làm xô trượt và rơi ngói thì hàng litô cuối cùng người ta dùng litô kép, hai hàng ngói cuối cùng phải được buộc vào litô bằng dây thép. Ở các hàng trên cứ cách một hàng buộc một hàng.
Phương pháp lợp ngói
Trước tiên cố định bằng đinh các thanh litô 2×5 cm ÷ 3×3 cm khoảng cách 26 – 31 cm vào cầu phong. Ngói lợp từ dưới lên và nóc nhà lợp ngói bò. Chiều rộng kê lên nhau của 2 viên ngói nóc không nên nhỏ hơn 5cm và có thể dùng thêm vữa xi măng gắn để phòng dột.
Trong điều kiện bình thường việc lợp ngói như trên coi như hoàn thàn. Nhưng khi xảy ra gió mạnh, nước có thể hắt qua khe hở vào nhà. Để đề phòng hiện tượng này có thể dùng vữa trát các khe hở, hoặc phía dưới lớp ngói lát còn có một lớp gỗ ván, phủ lót giấy dầu làm thành lớp chống thấm thứ hai.
Mái ngói đất sét nung có khả năng phòng cháy tốt, bền, sử dụng được vật liệu địa phương, dễ tìm, giá thành rẻ nên được áp dụng vô cùng rộng rãi. Song việc sử dụng mái ngói nặng, kích thước viên ngói nhỏ không phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa.
Cấu tạo mái fibrô xi măng, mái tôn
Tấm fibrô xi măng lượn sóng và tôn múi về hình dáng và phương pháp cấu tạo giống nhau. Kích thước của tấm fibrô xi măng lượn sóng trước đây có 2 loại là 120×0,8 cm và 140x70x0,8 cm, tấm fibrô xi măng 58x32x0,8cm.
Tấm fibrô xi măng được lớp trực tiếp lên xà gồ. Khoảng cách giữa các xà gồ bằng chiều dài của tấm trừ đi 10 – 16 cm. Độ dốc của mái fibrô 18 – 230 và mái tôn 15 – 180. Hai tấm kê lên nhau về phía trên và phía dưới không được nhỏ hơn 100 mm và về phía bên trái, phải không được nhỏ hơn 1 sóng rưỡi. Người ta liên kết các tấm fibrô xi măng với xà gồ bằng các móc sắt đường kính 6 – 8mm đầu có ren bulông.
Để đề phòng sự giãn nở về nhiệt của tấm mái, lỗ khoét của tấm làm theo hình bầu dục. Để đề phòng dột do mưa, giữa êcu và tấm mái người ta đặt các đệm cao su. Lợp fibrô có hai cách là lợp cắt góc và lợp đuổi.
- Ở cách lợp cắt góc, tại chỗ gặp nhau của bốn tấm người ta cắt góc hai tấm, góc bị cắt của các tấm là tùy theo hướng lợp và vị trí của các tấm khi lợp.
- Ở cách lợp đuổi thì các hàng của tấm mái được chuyển sang phải hoặc trái một sóng rưỡi tạo nên sự so le giữa chúng.
Ngói fibrô xi măng trọng lượng nhẹ, giá thành rẻ, khả năng phòng cháy chữa cháy tốt, chống ăn mòn cao, thích hợp với mái có khẩu độ và diện tích lớn. Vì khe nối ít độ dốc có thể làm thoải
Mái fibrô xi măng cách nhiệt kém dễ bị nứt vỡ nên ít khi dùng đối với nhà ở.