Cầu thang bê tông cốt thép được nhiều gia đình lựa bởi sự bền vững và khả năng chịu nhiệt tốt của bê tông. Cầu thang bê tông cốt thép có 2 loại là cầu thang toàn khối và cầu thang lắp ghép. Trong đó, cầu thang toàn khối không bị hạn chế bởi điều kiện tiêu chuẩn hóa, hình thức có thể thiết kế tùy ý nhưng tốc độ thi công chậm, tốn nhiều ván khuôn.
Cấu tạo cầu thang Bê tông cốt thép (BTCT)
Cấu tạo cầu thang BTCT toàn khối
Kết cấu cầu thang BTCT toàn khối có 2 loại : thân thang kiểu bản ,thân thang kiểu bản dầm
- Thân thang kiểu bản : thân thang không có dầm, bản chịu toàn bộ tải trọng cầu thang, mặt dưới thân thang bằng phẳng. Bản có thể là bản ngang hay bản gãy.
- Thân thang kiểu bản dầm : giữa bậc thang và dầm còn có bản. Bậc thang có thể xây gạch hoặc đổ bê tông, có thể là hình tam giác đặc hoặc bằng các bản răng cưa hoặc bản tấm hình cánh chim.
- Trong một số trường hợp dầm nghiêng kiêm cả chức năng của lan can.
Cấu tạo cầu thang BTCT lắp ghép
- Cấu tạo cầu thang BTCT lắp ghép có ưu điểm thi công nhanh, tiết kiệm vật liệu, tiết kiệm sức lao động, chất lượng cao. Do đó hiện nay trong xây dựng, đặc biệt là các công trình dân dụng phổ biến rất nhiều loại cầu thang này.
- Cầu thang BTCT lắp ghép có nhiều hình thức cấu tạo khác nhau. Nhưng được chia làm 2 loại chính : lắp ghép cấu kiện nhỏ & lắp ghép cấu kiện lớn. Lựa chọn hình thức nào chủ yếu được quyết định bởi khả năng của cần trục, thiết bị vận chuyển và một số điều kiện khác.
Cầu thang BTCT kiểu bản lắp ghép
- Bộ phận chịu lực chính của thang có thể được thực hiện bằng BTCT đổ tại chỗ (dầm thang, dầm nghiêng) hoặc bằng tường xây. Bộ phận lắp ghép là các bậc thang. Bậc thang có nhiều dạng khác nhau (bản chữ nhật, chữ L, bậc hình tam giác đặc và rỗng,..)
- Cầu thang BTCT kiểu bản lắp ghép thi công đơn giản, có thể sử dụng vật liệu địa phương và kỹ thuật thủ công song song mức độ công nghiệp hóa còn thấp.
Cầu thang BTCT lắp ghép hoàn toàn
- Tùy theo trọng lượng cấu kiện người ta chia ra thành cầu thang BTCT lắp ghép cấu kiện nhỏ, cấu kiện trung bình và cấu kiện lớn.
- Cầu thang BTCT lắp ghép cấu kiện nhỏ bao gồm các cấu kiện bản thang, dầm nghiêng, dầm đỡ chiếu nghỉ, chiếu tới.
- Cầu thang BTCT lắp ghép cấu kiện trung bình thì thân thang hoặc đôi khi gắn liền cả chiếu nghỉ, chiếu tới được chi thành các giải có chiều rộng 30 – 60cm tùy theo trọng lượng cấu kiện. Để tiết kiệm vật liệu và giảm trọng lượng người ta có thể làm những tấm rỗng.
- Cầu thang BTCT lắp ghép cấu kiện lớn bao gồm 2 cấu kiện : thân thang và chiếu nghỉ. Thân thang có thể làm theo kiểu bản hoặc kiểu bản dầm. Kiểu bản tốn vật liệu, trọng lượng lớn do đó có thể làm các cấu kiện rỗng. Chiếu nghỉ có thể dùng panen chữ U hoặc panen rỗng.
- Ngoài ra còn một loại cấu kiện thân thang kiểu bản đúc liền với chiếu nghỉ. Khi ấy cầu thang chỉ gồm một loại cấu kiện thống nhất tạo thành.
Chi tiết cấu tạo các mối nối của cầu thang BTCT lắp ghép
- Để nâng cao tính chất toàn khối của cầu thang lắp ghép; cần chú ý tới chi tiết liên kết giữa các cấu kiện.
- Liên kết giữa các cấu kiện nhỏ nói chung thường dùng thép chôn sẵn. Dầm nghiêng lắp vào cốt thép chôn sẵn ở dầm chiếu nghỉ; còn bậc thang để sẵn các lỗ lắp vào cốt thép chôn sẵn trong dầm. Sau khi lắp xong dùng vữa xi măng mác 100 (M100) ;hoặc bê tông đá nhỏ mác 200 nhét đầy các lỗ nhỏ để bảo vệ thép khỏi bị rỉ sét.
- Liên kết giữa các cấu kiện lớn thường dùng thép chôn sẵn sau đó hàn lại với nhau. Khi dùng hình thức liên kết trên, cần đặc biệt chú ý vị trí các thanh cốt thép; và lỗ chừa thật chính xác, để tránh gây ra khó khăn trong khi lắp ghép.
- Ngoài ra, mặt tiếp xúc của các cấu kiện làm gối tựa cần phải trát một lớp vữa xi măng; hoặc bê tông đá nhỏ để cấu kiện được liên kết với nhau một cách bền chắc; chịu lực phân bố dày. Bề dày lớp vữa này khoảng 10 – 20mm.
Cầu thang xoáy tròn toàn khối và lắp ghép
- Cầu thang xoáy tròn toàn khối thường có các bậc thang được cấu tạo độc lập; được ngàm vào dầm limông xoắn ốc ở phía ngoài; hay trụ tròn ở chính giữa dưới dạng những kết cấu console.
Lan can và tay vịn cầu thang bê tông cốt thép
Để đảm bảo an toàn khi đi lại trên cầu thang; ở thân thang và chiếu nghỉ phải làm lan can. Phía trên lan can có tay vịn làm chỗ dựa để khi lên xuống cầu thang được thuận tiện.
Lan can
Lan can cầu thang có thể phân làm 2 loại : lan can rỗng & lan can đặc.
- Lan can rỗng có thể làm bằng gỗ, bê tông kim loại. Thông thường dùng thép tròn, thép dẹt, thép vuông hoặc thép ống.
- Lan can kim loại liên kết với thân thang bằng cách để hốc sau chèn vữa xi măng; hoặc chừa sắt thép khi đổ dầm nghiêng limông.
- Lan can đặc có thể đổ bằng BTCT dày 50 – 100mm; cũng có thể làm bằng gạch trát vữa xi măng với các trụ nhỏ BTCT lẩn trong tường lan can.
Tay vịn
- Tay vịn cầu thang thường làm bằng gỗ cứng, bằng ống kim loại như đồng hay thép không rỉ; bằng BTCT có trát vữa xi măng hoặc vữa granitô. Để tiết kiệm gỗ người ta dùng tay vịn BTCT trát vữa xi măng hoặc granitô là phổ biến.