BLOG XÂY DỰNG
  • KỸ THUẬT
  • PHONG THỦY
  • TIÊU CHUẨN
  • TƯ VẤN
  • TÀI LIỆU
  • BẤT ĐỘNG SẢN
BLOG XÂY DỰNG
  • KỸ THUẬT
  • PHONG THỦY
  • TIÊU CHUẨN
  • TƯ VẤN
  • TÀI LIỆU
  • BẤT ĐỘNG SẢN
BLOG XÂY DỰNG

PHÒNG NGỦ VÀ NHÀ VỆ SINH NÊN TÁCH RỜI NHAU

Phòng ngủ và phòng vệ sinh phải riêng biệt, “Nước giếng không phạm nước sông”, lẽ thường tình là như vậy. Nhưng không biết tự bao giờ, người hiện đại lại sáng tạo ra kiểu phòng ngủ có kèm nhà vệ sinh, mà người ta gọi bằng danh từ mỹ miều là “căn hộ khép kín”.

Cũng có thể để tiết kiệm không gian, và cũng có thể vì mong muốn tiện lợi cho gia chủ, nhiều khi cửa nhà vệ sinh lại nhìn thẳng với giường nằm nữa. Bố trí kiểu phòng ngủ này về mức độ nào đó phù hợp với nhu cầu thị trường và rộ lên một thời là “mốt” trong sinh hoạt của nhiều người.

Nhưng phong thuỷ học xưa cho rằng: phòng ngủ nên đặt nơi trung tâm là chốn sinh khí mạnh nhất trong một ngôi nhà, tại nơi đó, tựa như trái tim của người ta, cần tuyệt đối yên tĩnh, sạch sẽ, có lửa, có nước kèm theo đều không tốt.

Phòng vệ sinh ta sử dụng có 2 chức năng: nơi đi vệ sinh và là nơi tắm giặt. Bất kể với vai trò là “nhà vệ sinh” hay “nhà tắm” thì Ngũ hành đều thuộc Thuỷ. Mặc dù nhà vệ sinh thời nay khác xa thời xưa; khiến nơi vốn nhớp nháp ô uế trở thành nơi rất hào hoa thoải mái; nhưng không vì thế mà làm thay đổi bản chất, công dụng của nó – nơi thải bỏ nước bẩn và cặn bã.

Phong thuỷ truyền thống cho rằng, phòng vệ sinh là nơi âm khí tương đối nặng nề; đồng thời cũng là nơi sản sinh không khí ô nhiễm. Bất kể là về mặt nào, nếu xử trí không thích đáng; sẽ tự phát nhiều loại bệnh tật như não, tâm thần, nội tạng và tuỷ sống.

Ngoài ra, nhà vệ sinh là nơi luôn ẩm thấp, khi tắm, nhất là khi tắm nước nóng; tắm xông hơi, mùi hơi nước bốc lên mờ mịt. Thể khí ẩm ướt này xộc ra phòng ngủ liên thông với nó; sẽ làm cho giường đệm, mùng mền hấp thụ hơi nước sẽ ẩm ướt; gây mốc, khiến khi ngủ ta cảm thấy khó chịu. Lâu dần, ta cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau lưng; nhưng tìm nguyên nhn cụ thể không biết do đâu, nghiêm trọng còn dẫn tới bênh tật đường tiết niệu.

Nếu như phòng ngủ của bạn đang ở dạng “căn hộ khép kín” như vậy; thì phải khắc phục bằng cách nào? Theo lý thuyết của phong thuỷ cổ đại, gợi cho ta 2 cách giải quyết:
  1. Trong nhà vệ sinh đặt mấy bồn cây cảnh lá to; lá xanh có tác dụng hấp thu bớt khí ô uế.
  2. Nếu điều kiện kinh tế cho phép và diện tích phòng ốc đủ rộng; ta đặt tấm bình phong hoặc tủ rộng, cao ngăn cách giữa của nhà vệ sinh với phòng ngủ. Cách thứ 2 này thường có hiệu quả hơn.
  • BỐ TRÍ MẶT TIỀN NHÀ PHỐ HỢP PHONG THỦY
  • CÁCH HÓA GIẢI CHO NHỮNG CHIẾC CỘT GIỮA NHÀ
  • BỐ TRÍ NHÀ ỐNG HỢP PHONG THỦY
  • CÁCH BỐ TRÍ SÂN THƯỢNG HỢP PHONG THỦY
  • BÍ QUYẾT XÂY NHÀ TRÊN ĐẤT HÌNH TAM GIÁC HỢP PHONG THỦY
  • CHỌN VỊ TRÍ ĐẶT BÀN THỜ THẦN TÀI HỢP PHONG THỦY
  • THIẾT KẾ CỬA SỔ HỢP PHONG THỦY CHO NHÀ Ở
  • NHỮNG KIÊNG KỊ CẦN THIẾT KHI XÂY NHÀ
  • NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI BỐ TRÍ NỘI THẤT
  • NÊN CHỌN NHÀ TỤ KHÍ KHI MUA NHÀ
  • CHỦ ĐỀ MỚI.

    QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN CHỐNG THẤM POLYURETHANE

    CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH BẰNG SIKA TOP SEAL 107

    QUY TRÌNH CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG

    XEM TUỔI XÂY NHÀ NĂM 2025

    SỬA NHÀ CÓ CẦN XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

    QUY ĐỊNH VỀ CHỈ GIỚI XÂY DỰNG NHÀ Ở

    TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG NHÀ Ở RIÊNG LẺ

    QUY ĐỊNH CHIỀU CAO NHÀ Ở RIÊNG LẺ

    NHỮNG ĐIỂM MỚI LUẬT XÂY DỰNG NHÀ Ở NĂM 2025

    NHÀ 2 CỔNG PHONG THỦY TỐT HAY XẤU ?

    CHÔN VẬT PHẨM PHONG THỦY DƯỚI NỀN NHÀ

    KỸ THUẬT GIA CỐ LỖ MỞ XUYÊN DẦM

    BLOG XÂY DỰNG

    sửa khóa

    • KỸ THUẬT
    • TƯ VẤN
    • PHONG THỦY
    • TIÊU CHUẨN
    • TÀI LIỆU
    • BẤT ĐỘNG SẢN
    • CHỦ ĐẦU TƯ
    • NHÀ THẦU
    • NEW