Công trình xây dựng nhà ở tại Việt Nam được phân thành nhiều cấp khác nhau. Vậy các cấp công trình nhà ở và quy định về phân cấp nhà ở như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Xác định chính xác cấp công trình nhà ở và các quy định phân cấp nhà ở là một trong những nội dung quan trọng khi làm hồ sơ mời thầu, hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hoặc hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề của cá nhân. Để tìm hiểu kỹ hơn về nội dung này, mời bạn đọc cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết ngay dưới đây!
1. Các cấp công trình nhà ở tại Việt Nam
Công trình nhà ở sẽ bao gồm nhà chung cư và nhà ở xây riêng lẻ. Căn cứ theo quy định về phân cấp công trình xây dựng thì công trình nhà ở tại Việt Nam sẽ được chia thành các cấp như sau:
- Công trình nhà ở đặc biệt: có tổng diện tích sàn lớn hơn hoặc bằng 15.000m2. Nếu xác định dựa theo chiều cao thì sẽ lớn hơn hoặc bằng 30 tầng
- Công trình nhà ở cấp 1: có tổng diện tích sàn từ 10.000m2 đến nhỏ hơn 15.000m2. Nếu xác định dựa theo chiều cao thì sẽ từ 20 tầng đến 29 tầng
- Công trình nhà ở cấp 2: có tổng diện tích sàn từ 5.000m2 đến nhỏ hơn 10.000m2. Nếu xác định dựa theo chiều cao thì sẽ từ 9 tầng đến 19 tầng
- Công trình nhà ở cấp 3: có tổng diện tích sàn từ 1.000m2 đến nhỏ hơn 5.000m2. Nếu xác định chiều cao thì sẽ từ 4 tầng đến 8 tầng
- Công trình nhà ở cấp 4: có tổng diện tích sàn dưới 1.000m2. Nếu xác định dựa theo chiều cao thì sẽ nhỏ hoặc bằng 3 tầng
Ngoài cách phân loại trên, cấp công trình sẽ được xác định dựa theo các tiêu chí như:
- Mức độ quan trọng, quy mô công trình
- Quy mô kết cấu công trình
2. Quy định về phân cấp công trình nhà ở
Chứng chỉ năng lực thi công là một trong những chứng chỉ quan trọng dành cho cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Đây sẽ là điều kiện và quyền hạn giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể tham gia hoạt động xây dựng một cách hợp pháp. Nhiều đơn vị thường thắc mắc về hợp đồng kinh tế liệu có đủ điều kiện để xin cấp chứng chỉ hạng 1,2,3,4 hay không? Quy định về phân cấp công trình nhà ở trong khâu quản lý hoạt động xây dựng đã được cụ thể hóa qua điều luật và nghị định sau:
- Luật xây dựng 50/2014/QH13
- Nghị định 46/2015/NĐ-CP
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP
- Nghị định 62/2013/NĐ-CP
Quy định về việc phân cấp công trình nhà ở sẽ được dựa trên những nguyên tắc chung tại QCVN-03-2012-BXD. Căn cứ theo quy định mới nhất thì công trình nhà ở sẽ được phân thành cấp 1, cấp 2, cấp 3.
3. Điều kiện thi công công trình nhà ở của nhà thầu
Không phải nhà thầu nào cũng được phép tham gia vào lĩnh vực xây dựng. Để được hoạt động thi công công trình nhà ở thì nhà thầu cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có giấy đăng ký kinh doanh hay quyết định thành lập doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước
- Nội dung trong đăng ký cấp chứng chỉ năng lực xây dựng phù hợp với nội dung trong đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp
- Cá nhân nắm giữ vai trò chủ chốt cần phải có hợp đồng lao động với tổ chức đang đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức sẽ chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm. Trong 20 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi hoặc chứng chỉ hết hiệu lực thì phải làm thủ tục cấp lại trong thời gian sớm nhất.
Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng đã được quy định bởi Bộ xây dựng. Đây sẽ là cơ sở đúng đắn để các cá nhân đối chiếu năng lực và trình độ của mình trước khi tiến hành làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng.