BLOG XÂY DỰNG
  • KỸ THUẬT
  • PHONG THỦY
  • TIÊU CHUẨN
  • TƯ VẤN
  • TÀI LIỆU
  • BẤT ĐỘNG SẢN
BLOG XÂY DỰNG
  • KỸ THUẬT
  • PHONG THỦY
  • TIÊU CHUẨN
  • TƯ VẤN
  • TÀI LIỆU
  • BẤT ĐỘNG SẢN
BLOG XÂY DỰNG

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÂY DỰNG Ô VĂNG

Ô văng (hay mái hắt) là một tấm mái che xay dựng bằng bê tông cốt thép nằm trên các cửa sổ, cửa đi ở các nhà vùng nhiệt đới dùng để che mưa, che nắng cho phòng và nhà. Để tiết kiệm vật liệu, người ta có thể kết hợp giằng tường, ô văng và với nhau.

Những tấm ô văng đua ra nhỏ hơn 1,2m thường cấu tạo theo kiểu tấm mỏng côngxôn (console) dày 6 -9cm. Để trên mặt đứng ô văng có những đường nét khỏe, dứt khoát, người ta thường cho chúng có bờ quặp xuống để tạo cảm giác dày thêm.

Để thoát nhiệt và tránh các tia nắng mặt trời phản xạ vào trong nhà người ta còn sử dụng ô văng kiểu rỗng có những lá cờ chớp ngang hay dọc.

Khái niệm và quy định về việc xây dựng ô văng
Ô văng (mái hắt) 

Quy định về việc xây dựng ô văng

Việc xây dựng ô văng cần phải tuân theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng. Cụ thể là tại Điều 2 quyết định số 04/2008/QĐ-BXD được quy định như sau :

Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ

Các quy định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các quy định sau đây:

Các bộ phận cố định của nhà

Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:
  • Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;
  • Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.
Khái niệm và quy định về việc xây dựng ô văng
Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những Điều kiện sau:
  • Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;
  • Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;
  • Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

Bảng 2.9 : Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng

Chiều rộng lộ giới (m)​Độ vươn ra tối đa Amax (m)​
Dưới 7m0
7¸120,9
>12¸151,2
>151,4

Phần ngầm dưới mặt đất: mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

Mái đón, mái hè phố: khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo Điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Mái đón, mái hè phố phải:
  • Được thiết kế cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, đảm bảo tạo cảnh quan;
  • Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy;
  • Ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị;
  • Không vượt quá chỉ giới đường đỏ;
  • Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác; (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh…).

Ghi chú :

  1. Mái đón: là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà; và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà
  2. Mái hè phố: là mái che gần vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè.
Phần nhô ra không cố định:
  • Cánh cửa: ở độ cao từ mặt hè lên 2,5m các cánh cửa (trừ cửa thoát nạn nhà công cộng); khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

Các quy định về các bộ phận nhà được phép nhô ra được nêu trong bảng 2.10.

Bảng 2.10: Các bộ phận nhà được phép nhô ra​

Độ cao so với mặt hè (m)​Bộ phận được nhô ra​Độ vươn tối đa (m)​Cách mép vỉa hè tối thiểu (m)​
³ 2,5Gờ chỉ, trang trí0,2
³2,5Kết cấu di động:
Mái dù, cánh cửa
1,0m
³3,5Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy định trong tổng thể kiến trúc khu vực):
– Ban công mái đua1,0
– Mái đón, mái hè phố0,6
Khái niệm và quy định về việc xây dựng ô văng
  • CÔNG VIỆC CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
  • HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG LẮP ĐẶT THÉP SÀN
  • ĐỊNH MỨC HÓA CHẤT CHO VIỆC THI CÔNG KHOAN CẤY THÉP
  • THI CÔNG LẮP ĐẶT ĐIỆN NƯỚC NHÀ VỆ SINH
  • PHÂN LOẠI VÀ CHI TIẾT CẤU TẠO CỦA LANH TÔ
  • KHỐI LƯỢNG RIÊNG TRỌNG LƯỢNG RIÊNG CỦA THÉP
  • PHÂN LOẠI CẤU TẠO CẦU THANG BÊ TÔNG CỐT THÉP
  • PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG CHỐNG THẤM NGƯỢC
  • KỸ THUẬT XỬ LÝ THI CÔNG MÓNG NHÀ NGẬP NƯỚC
  • HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIÁC MÓNG NHÀ
  • CHỦ ĐỀ MỚI.

    QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN CHỐNG THẤM POLYURETHANE

    CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH BẰNG SIKA TOP SEAL 107

    QUY TRÌNH CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG

    XEM TUỔI XÂY NHÀ NĂM 2025

    SỬA NHÀ CÓ CẦN XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

    QUY ĐỊNH VỀ CHỈ GIỚI XÂY DỰNG NHÀ Ở

    TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG NHÀ Ở RIÊNG LẺ

    QUY ĐỊNH CHIỀU CAO NHÀ Ở RIÊNG LẺ

    NHỮNG ĐIỂM MỚI LUẬT XÂY DỰNG NHÀ Ở NĂM 2025

    NHÀ 2 CỔNG PHONG THỦY TỐT HAY XẤU ?

    CHÔN VẬT PHẨM PHONG THỦY DƯỚI NỀN NHÀ

    KỸ THUẬT GIA CỐ LỖ MỞ XUYÊN DẦM

    BLOG XÂY DỰNG

    sửa khóa

    • KỸ THUẬT
    • TƯ VẤN
    • PHONG THỦY
    • TIÊU CHUẨN
    • TÀI LIỆU
    • BẤT ĐỘNG SẢN
    • CHỦ ĐẦU TƯ
    • NHÀ THẦU
    • NEW