Đấu thầu hạn chế là chỉ cho phép số lượng nhà thầu tham gia nhất định (tối thiểu là 3 nhà thầu). Cùng tìm hiểu khái niệm và quy trình đấu thầu hạn chế trong bài viết sau.
Đấu thầu hạn chế được hiểu là hoạt động đấu thầu bình thường, nhưng sẽ bị hạn chế một số tiêu chí nhất định. Vậy đấu thầu hạn chế và quy trình đấu thầu hạn chế được thực hiện như thế nào? Cùng tham khảo những chia sẻ bổ ích giới thiệu trong bài viết dưới đây!
1. Đấu thầu hạn chế là gì?
Hiểu một cách đơn giản, đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu chỉ cho phép số lượng nhà thầu tham gia nhất định (tối thiểu là 3 nhà thầu). Hình thức đấu thầu này được áp dụng khi gói thầu có những yêu cầu cao về mặt kỹ thuật hoặc trường hợp kỹ thuật thi công mang tính chất đặc thù. Và chỉ một số nhà thầu nhất định mới có khả năng đáp ứng được yêu cầu này.
Chính vì tính chất đặc thù và đòi hỏi cao trong yêu cầu kỹ thuật mà đấu thầu hạn chế sẽ chỉ lập danh sách ngắn tên các nhà thầu và nhà đầu đáp ứng đủ yêu cầu. Sẽ không cần phức tạp trải qua bước sơ tuyển, thông báo mời thầu và hồ sơ mời thầu nữa.
2. Quy trình đấu thầu hạn chế
Hầu hết hoạt động đấu thầu hạn chế hiện nay đều được thực hiện qua mạng internet. Nhờ đó mà quy trình đấu thầu đã được rút ngắn hơn rất nhiều, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho cả nhà thầu và bên mời thầu. Quy trình đấu thầu hạn chế được thực hiện qua các bước sau:
- Chuẩn bị hồ sơ mời thầu: hồ sơ mời thầu cần thẩm định trước khi phê duyệt. Đồng thời thực hiện phê duyệt bằng văn bản theo đúng quy định của pháp luật
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu: Sau khi đăng tải hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu sẽ tiến hành phát hành, sửa đổi và làm rõ các thông tin trong hồ sơ mời thầu. Trong thời gian 1 giờ, kể từ khi đóng thầu, bên mời thầu sẽ công khai việc mở thầu. Việc mở từng hồ sơ mời thầu cần phải có biên bản theo đúng quy định
- Đánh giá hồ sơ dự thầu: Các tổ chức và chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu
- Thương thảo hợp đồng: Bước làm này sẽ thực hiện khi lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất
- Trình, thẩm định, phê duyệt và tiến hành công khai kết quả: Dựa trên các cơ sở đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ đăng tải thông tin về kết quả chọn nhà thầu và phải gửi văn bản thông báo về kết quả này cho các nhà thầu đã tham gia đấu thầu.
- Hoàn thiện và ký kết hợp đồng hai bên
3. Ưu nhược điểm của phương pháp đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế diễn ra khá phổ biến trong các hoạt động xây dựng. Song không phải phương pháp nào cũng mang lại hiệu quả tuyệt đối. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì còn tồn tại rất nhiều nhược điểm khiến hình thức này chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định.
3.1 Ưu điểm đấu thầu hạn chế
Ưu điểm có thể nhìn thấy rõ khi đấu thầu hạn chế đó chính là tiết kiệm được thời gian và chi phí. Bên mời thầu không cần phải mất công sức sơ tuyển hay làm hồ sơ mời thầu nữa. Chỉ cần gửi thông báo mời thầu đến các đơn vị trong danh sách ngắn để tiến hành tham gia đấu thầu hạn chế.
3.2 Nhược điểm đấu thầu hạn chế
Vì là đấu thầu hạn chế nên số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu không nhiều. Với danh sách lựa chọn khá ít, chưa chắc bên mời thầu đã tìm được nhà thầu phù hợp nhất với những yêu cầu và tiêu chuẩn đặt ra. Hơn nữa, hình thức này không tạo ra được sự cạnh tranh giữa các nhà thầu. Do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động tham gia đấu thầu.
Trường hợp số lượng nhà thầu được chọn ít hơn 5 thì bên mời thầu phải tiến hành thông báo công khai và báo lại cho chủ đầu tư để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét.