Nhà liền kề, hay còn gọi là nhà ống, nhà phố, là loại công trình kiến trúc có chiều ngang tương đối hẹp, nằm liền sát nhau. Chính vì vậy mà việc thi công móng nhà phố cũng có những yếu tố rất đặc thù, chủ đầu tư cũng như người thi công cần phải nắm bắt rõ ràng về vấn đề này. Móng là công đoạn quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công trình mà còn ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
Xử lý móng không tốt sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường. Do đó, những lưu ý, biện pháp thi công móng nhà phố liền kề dưới đây sẽ giúp bạn có được ngôi nhà như ý muốn.
Phần lớn rắc rối nghiêm trọng khi xây nhà phát sinh từ nhà liền kề. Nếu ngay công đoạn làm móng đã gây ảnh hưởng đến nhà liền kề, bạn khó lòng tiếp tục các việc khác một cách thuận lợi, hơn nữa lại mất thêm chi phí đền bù không nhỏ. Do đó, làm móng là một công đoạn cần sự đầu tư.
Có hai loại móng: móng nông và móng cọc. Móng nông như móng đặt trực tiếp lên nền đất, cọc tre, móng Top-base… có ưu điểm là thi công đơn giản, tốn ít chi phí và không gây ảnh hưởng đến nhà liền kề. Nhưng nhược điểm là sức chịu tải kém, không xây được nhà nhiều tầng. Với nền đất yếu, nếu xây nhà trên 4 tầng trở lên thì không thể dùng móng nông.
Trước đây, do điều kiện kinh tế hạn chế, chỉ xây nhà thấp tầng, đa số người dân dùng móng nông. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là dùng móng cọc. Phổ biến nhất là móng cọc ép. Ưu điểm của móng cọc là chịu được tải trọng lớn, cho phép xây được nhà nhiều tầng. Nhược điểm là dễ khiến nhà liền kề bị nứt, lún, bong nền, đội nền, chuyển dịch.
Nhất là khi xây nhà trên nền đất cứng, đất sét. Thể tích khối bê tông chèn xuống sẽ làm dâng khối đất lên, chèn ép vào nhà liền kề tạo ra lực tác động mạnh. Nếu nhà liền kề dùng móng nông thì nguy cơ ảnh hưởng càng lớn. Thông thường, trước khi ép cọc, người ta sẽ xử lý bằng cách khoan dẫn để rút một lượng lớn đất lên nhằm giảm thể tích khối đất bị chèn ép; hoặc ép cừ xung quanh khu đất để khối đất không bị tràn sang nhà liền kề.
Tuy nhiên, thực tế và kinh nghiệm xây nhà cho thấy, biện pháp này chỉ xử lý được 80% sự cố. Trường hợp gặp đất sét thì gần như không xử lý được.
Phương án đảm bảo nhất để không gây tác động vào nhà liền kề là dùng móng cọc khoan nhồi. Cọc khoan nhồi có sức chịu tải rất lớn. Việc thi công cọc khoan nhồi tạo ra độ chấn dung nhỏ, không đẩy các cọc chắn có xung quanh sang hai bên, không gây ra hiện tường trồi đất. Do đó không gây nứt lún nhà liền kề.
Ưu điểm áp đảo của cọc khoan nhồi so với cọc ép là có sức chịu tải cao hơn, có thể đặt vào các lớp đất rất cứng, thậm chí là lớp đá, địa tầng thay đổi phức tạp. Cũng bởi thế, giá thành của cọc khoan nhồi cao gấp 1,4-1,7 lần cọc ép thông thường. Hơn nữa lại khó kiểm soát chất chất lượng.
Việc thi công cọc khoan nhồi phải được thi công và giám sát bởi kỹ sư có trình độ chuyên môn cao. Sau đó còn cần đến biện pháp thí nghiệm kiểm tra bằng phương pháp siêu âm để xác định chất lượng của cọc. Chính vì hai lý do trên (giá + khó kiểm soát) nên rất nhiều người ngại sử dụng cọc khoan nhồi cho công trình dân dụng.
Tuy nhiên, trong trường hợp nên dùng cọc khoan nhồi, bạn không nên tiết kiệm mà nên đầu tư.
- Một là, dù cọc khoan nhồi sẽ làm tăng chi phí lên 1,4- 1,7 lần so với cọc ép; nhưng sẽ tránh cho bạn mất cả tỷ đồng đền bù nhà liền kề khi sự cố xảy ra.
- Hai là, việc thuê một đợn vị giám sát có trình độ chuyên môn cao; cần thiết cho toàn bộ quá trình thi công nhà để đảm bảo chất lượng cao nhất; cho công trình chứ không riêng phần móng. Ngay cả với cọc ép, nếu bạn không có một kỹ sư giám sát chuyên nghiệp; chất lượng móng cũng không đảm bảo.
Việc thiết kế và thi công móng nhà phố liền kề có điểm đặc biệt; là nó nằm ngay cạnh móng nhà hàng xóm. Chúng ta không được phép đổ bê tông trực tiếp vào móng nhà hàng xóm; lấy móng nhà kia làm cốp pha. Nhiều đội thợ làm ẩu, không cần đặt cốp pha ngăn cách 2 móng; sau này sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến ngôi nhà của bạn sau này.
Đối với móng nhà loại này, chúng ta cần đặt móng cách nhau khoảng 2 – 3 cm. Khoảng cách này còn được gọi là khe biến dạng (khe nhiệt, khe lún, khe co giãn, khe kháng chấn…). Nó có vai trò rất quan trọng nếu không để ý được chi tiết nhỏ này. Do 2 nhà xây dựng ở các thời điểm khác nhau; tải trọng công trình khác nhau, nên việc lún không đều, lún lệch là điều đương nhiên.
Ngoài lún, thì 2 nhà có thể biến dạng theo các phương khác nhau; có thể dịch chuyển tương đối với nhau, có thể tiến sát vào nhau; hay tách ra xa nhau ở những thời điểm khác nhau, nhiệt độ khác nhau. Nếu không có khe biến dạng thì có thể sẽ gây nứt ngôi nhà đẹp của bạn; điều này là rất cần phải tránh.