Biện pháp thi công ép cừ larsen làm tường cừ chắn tạm rất thích hợp với việc xây dựng tầng hầm trong thành phố và đối với loại địa hình đất dính. Vì sao lại như vậy?
Giới thiệu chung biện pháp thi công tầng hầm
Nội dung :
Vận chuyển đất tầng hầm
Cách thức vận chuyển dựa trên điều kiện địa hình, mặt bằng thi công, giao thông,…
Quy mô xây dựng và đặc điểm kết cấu
Diện tích mặt bằng thi công :
Diện tích xây dựng :
Chiều dài công trình, chiều rộng
Gia cố móng bằngcọc khoan nhồi .
Kết cấu liên kết cọc bằng đài móng, dầm giằng và sàn bê tông cốt thép
Tường vây xung quang tầng hầm bằng cọc bê tông .
Tổ chức mặt bằng thi công tầng hầm
Phần chung trong biện pháp thi công tầng hầm
Thiết kế tổ chức xây dựng tuân theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Căn cứ vào các bản vẽ thiết kế và các tài liệu kỹ thuật khác của Hồ sơ mời thầu.
Căn cứ vào yêu cầu tiến độ thi công của gói thầu.
Căn cứ vào năng lực cung cấp vật tư, thiết bị và nhân lực của Nhà thầu.
Một số nhận xét trong biện pháp thi công tầng hầm
Theo hồ sơ mời thầu xây lắp, giải pháp kỹ thuật được đưa ra là thi công tường vây, cọc barrette, cọc khoan nhồi và thi công tầng hầm bằng phương pháp semi topdown.
Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu tình hình địa hình, địa chất thuỷ văn Dự án, sự ảnh hưởng của các công trình lân cận, sẽ có những giải pháp linh hoạt, có thể dùng cừ larsen. Để đảm bảo an toàn trong công tác thi công.
Công nghệ thi công thi công tường vây cừ Larsen được xem là giải pháp tốt cho việc thi công tầng hầm, thi công nhanh, sử dụng hầu hết máy móc để thi công. Đặc biệt, với việc áp dụng robot ép cừ tự động giải pháp thi công bằng tường vây cừ Larsen diễn ra nhanh và an toàn hơn.
Giải pháp kỹ thuật đề xuất:
Cừ Larsen được đóng đến cao độ thiết kế sao cho cao độ đầu cừ +0.5m so với cao độ tự nhiên.
Đào đất đến độ sâu -0.5m tiến hành lắp đặt khung vành đai thép hình chữ H
Tiếp tục lắp hệ khung chống Shoring-Kingpost.
Đào đất và vận chuyển đất ra ngoài đến cao độ thi công lớp bêtông bịt đáy.
Có thể thi công theo phương pháp cuốn chiếu đối với mặt thi công rộng.
BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT
Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật:
Quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng TCVN NĐ – 209/2004/NDSĐ – CP
Nguyên tắc cơ bản quản lý chất lượng các công trình XD TCVN 5637 – 1991
Tổ chức thi công TCVN 5055 – 1985
Dung sai trong XD công trình – phương pháp đo kiểm tra công trình và các cấu kiện chế sẵn của công trình vị trí điểm đo TC 210 – 1998
Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động.Quy định cơ bản TCVN 2287 – 1978
An toàn điện trong xây dựng , yêu cầu chung TCVN 4086 – 1985
Công việc hàn điện yêu cầu chung về an toàn TCVN 3146 – 1986
Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng TCVN 4244 – 1986
Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308 – 1991
Phòng cháy cháy nổ cho nhà và công trình TCVN 2622 – 1995
Công tác định vị mặt bằng & thi công đào đất móng:
Công tác trắc địa công trình
Công tác trắc đạc đóng vai trò hết sức quan trọng, nó giúp cho việc thi công xây dựng được chính xác hình dáng, kích thước về hình học của công trình, đảm bảo độ thẳng đứng, độ nghiêng kết cấu, xác định đúng vị trí tim trục của các công trình, của các cấu kiện và hệ thống kỹ thuật, đường ống, loại trừ tối thiểu những sai sót cho công tác thi công. Công tác trắc đạc phải tuân thủ theo TCVN 3972-85.
Định vị công trình:
Sau khi nhận bàn giao của Bên A về mặt bằng, mốc và cốt của khu vực. Dựa vào bản vẽ mặt bằng định vị, tiến hành đo đạc bằng máy.
Định vị vị trí và cốt cao ± 0,000 của các hạng mục công trình dựa vào tổng mặt bằng khu vực, sau đó làm văn bản xác nhận với Ban quản lý dự án trên cơ sở tác giả thiết kế chịu trách nhiệm về giải pháp kỹ thuật vị trí, cốt cao ± 0,000. Định vị công trình trong phạm vi đất theo thiết kế.
Thành lập lưới khống chế thi công làm phương tiện cho toàn bộ công tác trắc đạc.Tiến hành đặt mốc quan trắc cho công trình. Các quan trắc này nhằm theo dõi ảnh hưởng của quá trình thi công đến biến dạng của bản thân công trình.
Các mốc quan trắc, thiết bị quan trắc phải được bảo vệ quản lý chặt chẽ, sử dụng trên công trình phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư. Thiết bị đo phải được kiểm định hiệu chỉnh, phải trong thời hạn sử dụng cho phép.
Công trình được đóng ít nhất là 2 cọc mốc chính, các cọc mốc cách xa mép công trình ít nhất là 3 mét. Khi thi công dựa vào cọc mốc triển khai đo chi tiết các trục định vị của nhà.
Lập hồ sơ các mốc quan trắc và báo cáo quan trắc thường xuyên theo từng giai đoạn thi công công trình để theo dõi biến dạng và những sai lệch vị trí, kịp thời có giải pháp giải quyết.
Công tác thi công cừ Lasen
Dùng cừ Larsen làm tường vây xung quanh, sau đó san đất tạo mặt bằng phục vụ cho việc thi cơng cọc. Sau khi thi công cọc và tường chắn xong, cừ sẽ được nhổ lên để sử dụng lại.
Công tác chuẩn bị
Nguồn điện:
Hoàn thiện lắp đặt nguồn điện 380V – 125KW và đường tạm để máy, cẩu thi công.
Thời gian thi công dự kiến
- Đối với phương pháp ép cừ bằng máy tĩnh thời gian làm việc từ 6h đến 23h.
- Đối với phương pháp ép cừ bằng búa rung thời gian làm việc từ 7h đến 19h.
Tổ chức thi công
Biện pháp ép và rút cừ Larsen IV bằng biện pháp ép tĩnh:
- Tập kết máy ép, cẩu và vật liệu cừ Larsen về vị trí thi công.
- Thiết bị thi công bao gồm :
- Cẩu lốp chuyên dụng :
- Nhãn hiệu: Kato 25 tấn
- Sức Nâng: 25 tấn.
- Nước sản xuất: Nhật bản
- Máy ép cừ tĩnh: AVP- 130
- Lực ép đầu cọc: 70 tấn 130 tấn
- Nước sản xuất: Nhật bản.
- Nguồn điện: 380V – 50KW.
- Cẩu lốp chuyên dụng :
Thi công:
Sử dụng từ 1 đến 2 máy ép cừ thuỷ lực ( Có thông số trên ) để thi công công trình bản vẽ biện pháp thi công và phần cẩu phục vụ ép cừ di chuyển trên đường tạm.
Do công tác thi công xây dựng xen kẽ nên chúng tôi phải bố trí nhịp nhàng để tránh việc thi công ảnh hưởng đến nhau dẫn đến chậm tiến độ công trình.
Độ thẳng đứng của cây cừ larsen có sai số trong khoảng từ 0-1% và đầu cừ nghiêng ra phía ngoài công trình. Độ thẳng đứng của cây cừ trong quá trình ép được căn chỉnh bằng máy, sử dụng quả rọi để xác định độ thẳng đứng của cừ.
Quy trình thi công tường cừ:
- Bước 1: Máy ép thanh cọc cừ đầu tiên đến chiều sâu quy định.
- Bước 2: Máy ép thanh cọc cừ thứ 2 và xác định mức chịu tải của cọc.
- Bước 3: Nâng thân máy lên và dừng lại ở ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn đầu cọc.
- Bước 4: Sau khi ổn định nâng máy ép cọc cừ lên.
- Bước 5: Đẩy bàn kẹp cọc đầu búa về phía trớc xoay bàn kẹp từ phải sang trái.
- Bước 6: Điều chỉnh đầu búa vào cọc cừ để đa cọc xuống từ từ.
Lưu ý của phần ép là phải căn chỉnh cẩn thận để cọc không bị xiên.
Trong trường hợp rút cọc:
Khi rút cọc làm phần ép , khi đó vị trí đứng cẩu để phục vụ rút bên thi công sẽ kết hợp cùng chủ đầu bàn bạc, nếu không thể đứng được ở phần đường nội bộ và đường vành đai 2 chủ đầu tư phải cho phép bên thi công cho cần trục xuống sàn tầng hầm để phục vụ công tác rút cọc.
Đơn vị thi công chúng tôi đề xuất: Để có thể rút cừ được thuận lợi đề nghị bên Chủ đầu tư sẽ đào, thi công phần tường hầm sẽ tiến hành rút cọc rồi mới thi công tiếp nhần sàn đáy tầng hầm. (Để tránh trường hợp cần trục phải di chuyển vào sàn tầng hầm gãy hỏng sàn)
Đào đất hố móng
Đào hố móng bằng máy đào sau đó dùng máy cần trục tháp xúc và đưa đất lên ô tô vân chuyển đổ ra nơi mà Nhà thầu đã xác định được phép đổ.
Phần đất đào được Nhà thầu lên phương án huy động bố trí đủ số lượng công nhân và xe ô tô vận chuyển sao cho không để ùn tắc giao thông, khối lượng đất đầo đến đâu vận chuyển đến đó tránh để ảnh hưởng đến thi công các công việc tiếp theo.
Nhà thầu lên phương án thi công công trình theo quy trình như sau:
- Đầm lèn đất nền, xây gạch chỉ ván khuôn, thi công kết cấu dầm sàn, cốt +0.000
- Đào moi đất tầng hầm 1 bằng thủ công, kết hợp với cần trục tháp đưa đất lên ôtô vận chuyển đổ đi
- Thi công lần lượt sàn tầng hầm cốt +0.000 và sàn cốt ( sàn biện pháp) theo thứ tự từ trên xuống dưới (những ô tường tầng hầm 1, tại vị trí tường đỡ dầm sàn thi công trước các ô tường còn lại thi công sau), có bản vẽ kèm theo
- Đầm lèn đất nền, xây gạch chỉ ván khuôn, thi công kết cấu dầm sàn tầng 1, cốt
- Đào moi đất tầng hầm bằng thủ công, kết hợp với cần trục tháp đưa đất lên ôtô vận chuyển đổ đi
- Đổ bê tông lót móng, lắp dựng ván khuôn, thi công kết cấu móng cốt
- Gia công lắp dựng ván khuôn, lắp dựng cốt thép và thi công kết cấu dầm sàn tầmg hầm lần lượt theo thứ tự từ dưới lên
- Trong gói thầu này, Nhà thầu chúng tôi rất quan tâm đến hệ thống thu nước hố móng, biện pháp của Nhà thầu là trong khi thi công từng tầng hầm luôn luôn phải tạo những hố thu tạm. Đồng thời có người thường trực sử dụng đủ số lượng máy bơm để bơm nước ra hệ thống thoát nước chung của khu vực (kèm theo bản vẽ)
Công tác hoàn thiện nghiệm thu và bàn giao công trình tuân thủ và áp dụng :
- Tiêu chuẩn kỹ thuạt thi công và nghiệm thu
- Quy phạm thi công và nghiệm thu công tác đất TCVN 447-1987
- Quy phạm nghiệm thu hoàn thiện mặt bằng xây dựng TCVN 4516 – 1988
- Quy phạm thi công và nghiệm thu các tác hoang thiện TCVN 5674 – 1992
Một số lưu ý khi thi công tường cừ larsen trong biện pháp thi công tầng hầm
Là một biện pháp thi công tường chắn cho tầng hầm rất hiệu quả; và hữu ích nhưng để đảm bảo hiệu quả; và chất lượng thi công tường cừ larsen thì cần lưu ý:
- Chỉ sử dụng khi hố đào có chiều sâu < 7m
- Lưu ý điểm tiếp nối giữa hai tấm cừ có thể có nước ngầm chảy ra. Cần đảm bảo làm khít điểm tiếp nối này bằng những biện pháp tạm thời; theo yêu cầu của nhà thi công tường cừ larsen.
- Khi thi công nhổ cừ; đối với địa hình đất dính cần có biện pháp khắc phục đất dính vào tường cừ.