TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM
TCXDVN : 170: 2007
Soát xét lần 1
KẾT CẤU THÉP GIA CÔNG, LẮP RÁP VÀ NGHIỆM THU YÊU CẦU KỸ THUẬT
Steel structures – Fabrication, assembly, check and acceptance – Technical requerements
HÀ NỘI – 20071. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về gia công, vận chuyển, lắp ráp và nghiệm thu kết cấu thép của công trình công nghiệp và dân dụng.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho kết cấu thép xây dựng được chế tạo từ thép các bon và thép hợp kim thấp có giới hạn chảy từ 225N/mm2 đến 435N/mm2, có giới hạn bền từ 373N/mm2 590N/mm2 (sau đây gọi và thép kết cấu và ký hiệu bằng phân số: Giới hạn chảy/giới hạn bền) cho các công trình công nghiệp và dân dụng được xây dựng trong vùng có động đất có đỉnh gi tốc nền PGA nhỏ hơn 0,3 – 0,4g (tương đương với cấp 9 theo thang MSK-64 hoặc Zone 4 theo UBC: 1997) (sau đây gọi chung là kết cấu thép)
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho kết cấu liên kết bằng đinh tán và kết cấu đóng vai trò của thiết bị (Kết cấu thép của lò cao và thiết bị sấy không khí, các bể chứa và thiết bị sinh khí, kết cấu ăng-ten, kết cấu của lò cao, kết cấu của các thiết bị nâng chuyển đứng và thang máy, hệ thống ống công nghệ), cũng như các công trình đường sắt, đường bộ à cá công trình thủy nông
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
- TCVN 5997:1995 Bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ xây dựng
- TCVN 5709:1993 Thép các bon cán nóng dùng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 6522:1999 Thép các bon kết cấu cán nóng
- TCXDVN 314:2005 Hàn kim loại. Thuật ngữ và định nghĩa
- TCVN 3223:2000 Que hàn điện dùng cho thép các bon và thép hợp kim thấp
- TCVN 3909:1994 Que hàn điện dùng cho thép các bọ và thép hợp kim thấp. Phương pháp thử
- TCVN 1691: 1975 Mối hàn hồ quang điện bằng tay
- TCVN 5400:1991 Mối hàn. Yêu cầu chung về lấy mẫu để thử cơ tính
- TCVN 5401:1991 Mối hàn. Phương pháp thử uốn
- TCVN 5402:1991 Mối hàn. Phương pháp thử uốn va đập
- TCVN 1916:1995 Bulông vít, vít cấy và đai ốc. Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 4169:1985 Kim loại. Phương pháp thử mỏi nhiều chu trình và ít chu trình
- TCVN 197:2002 Kim loại. Phương pháp thử kéo
- TCVN 198:1985 Kim loại. Phương pháp thử uốn
- TCVN 313:1985 Kim loại. Phương pháp thử xoắn
- TCVN 312:1984 Kim loại. Phương pháp thử uốn va đập ở nhiệt độ thường
- TCXDVN 334:2005 Quy phạm sơn thiết bị và kết cấu thép trong xây dựng dân dụng và công nghiệp
- TCVN 5403:1991 Mối hàn. Phương pháp thử kéo
- TCXDVN 352:2005 Sơn. Phương pháp không phá hủy xác định chiều dày màng sơn khô
- TCVN 2090:1993 Sơn. Phương pháp lấy mẫu, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
- TCVN 6203:1995 Cơ sở để thiết kế kết cấu. Lập ký hiệu, ký hiệu chung
- TCXDVN 338:2005 Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế
3. Nguyên tắc chung
3.1. Kết cấu thép phải được gia công và lắp ráp theo bản vẽ kết cấu và bản vẽ chi tiết kết cấu.
3.2. Đối với các kết cấu cụ thể, ngoài các quy định của tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các quy định riêng dành cho các kết cấu đó.
3.3. Khi gia công, lắp ráp nên dùng phương pháp cơ giới, phương pháp tổ hợp khối lớn phù hợp với biện pháp thi công và sơ đồ công nghệ.
3.4. Trong quá trình gia công, lắp ráp, nghiệm thu phải tiến hành kiểm tra việc thực hiện các sơ đồ công nghệ và biện pháp thi công. Kết quả kiểm tra phải ghi vào nhật ký công trình.
3.5. Vật liệu dùng cho gia công và lắp ráp phải phù hợp với yêu cầu thiết kế.
3.6. Tài liệu thiết kế thi công cho kết cấu phải được lập đúng theo các yêu cầu của các định mức và tiêu chuẩn kỹ thuật. Công nghệ sản xuất phải được thể hiện trong các tài liệu kỹ thuật và được thể hiện cụ thể trong trình tự sản xuất của nhà chế tạo.
3.7. Kết cấu phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế về khả năng chịu lực (độ bền, mỏi, ổn định và độ biến dạng), trong trường hợp cần thiết (nếu thiết kế yêu cầu) phải chịu được tải trọng kiểm tra khi chất thải tử nghiệm.
3.8. Kết cấu phải làm việc ổn định đối với sự tác động của nhiệt độ hoặc các tác động tính toán khác mà chúng có thể xuất hiện trong quá trình sử dụng.
3.9. Kết cấu dưới tác dụng trực tiếp của lửa khi cháy phải giữ khả năng chịu lực và (hoặc) tính nguyên vẹn trong một khoảng thời gian nhất định (do thiết kế quy định).
3.10. Kết cấu phải được bảo vệ chống ăn mòn (chúng được thể hiện trong các tài liệu thiết kế, theo yêu cầu của thiêu chuẩn xây dựng về bảo vệ chống ăn mòn kết cấu xây dựng).
3.11. Các lớp bảo vệ chống ăn mòn phải được thực hiện trong điều kiện công xưởng hoặc nhà máy chế tạo kết cấu thép.
Lớp bảo vệ chỉ được thực hiện tại hiện trường lắp ráp trong các trường hợp:
- Xuất hiện các vị trí bị hỏng trong quá trình vận chuyển, bảo quản và lắp ráp.
- Khi thực hiện lớp sơn hoàn thiện;
- Khi thực hiện lớp sơn chỉ thị
- Khi được sự đồng ý của người đặt hàng
3.12. Trong xưởng hoặc nhà máy chế tạo kết cấu thép không chống rỉ, sơn và kim loại tại các vị trí liên kết lắp ráp bằng bu lông cường độ cao và vùng hàn lắp với chiều rộng 100mm về 2 phía của mối hàn
3.13. Chất lượng làm sạch bề mặt do dầu mở của cấu kiện phải tuân theo quy định cấp 2 ghi trong tiêu chuẩn TCXDVN 334:2005. Mức độ làm sạch bề mặt kết cấu khỏi lớp rỉ sét phải thực hiện theo TCXDVN 334;2005
3.14. Lớp sơn bảo vệ các kết cấu chịu lực theo các chỉ tiêu hình dáng bên ngoài phải phù hợp theo tiêu chuẩn TCXDVN 334:2005
3.15. Dung sai các thông số hình học của cấu kiện (chi tiết kết cấu, sản phẩm, đơn vị tổ hợp) phải phù hợp với giá trị được quy định trong các tài liệu thiết kế của kết cấu cụ thê, nhưng không được vượt quá giá trị ghi trong các bảng 1 và bảng 2.
Download tài liệu :