TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM
THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CHỊU ĐỘNG ĐẤT
Design of structures for earthquake resistance
PHẦN 2: NỀN MÓNG, TƯỜNG CHẮN VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA KỸ THUẬT
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Tổng quát
- Phạm vi áp dụng
- Các tài liệu tham khảo về tiêu chuẩn
- Các tiêu chuẩn tham khảo chung
- Các giả thiết
- Phân biệt giữa nguyên tắc và quy định áp dụng
- Các thuật ngữ và định nghĩa
- Các thuật ngữ chung cho toàn bộ Tiêu chuẩn
- Các thuật ngữ bổ sung được sử dụng trong Tiêu chuẩn này
- Các ký hiệu
- Hệ đơn v ị SI
2 Tác động động đất
- Định nghĩa về tác động động đất
- Biểu diễn theo thời gian
3 Các tính chất của đất nền
- Các thông số về độ bền
- Các thông số độ cứng và thông số độ cản
4 Các yêu cầu đối với việc lựa chọn vị trí xây dựng và đất nền
4.1 Lựa chọn vị trí xây dựng
- Tổng quát
- Vùng lân cận đứt gẫy còn hoạt động.
- Độ ổn định mái dốc.
- Các loại đất có khả năng hoá lỏng
- Độ lún quá mức của đất dưới tải trọng có chu kỳ
4.2 Khảo sát và nghiên cứu về nền
- Các tiêu chí chung
- Định dạng nền đất đối với tác động động đất
- Sự phụ thuộc của độ cứng và độ giảm chấn của đất vào mức biến dạng
5 Hệ nền móng
- Các yêu cầu chung
- Các quy định đối với thiết kế c ơ sở
- Các hiệu ứng tác động thiết kế
- Mối quan hệ trong thiết kế kết cấu
- Truyền các hiệu ứng của tác động động đất lên nền
- Các chỉ tiêu kiểm tra và xác định kích thước
- Móng nông hoặc móng chôn trong đất
- Cọc và trụ
6 Tương tác giữa đất và kết cấu
7 Kết cấu tường chắn
- Các yêu cầu chung
- Lựa chọn và những điều lưu ý chung về thiết kế
- Các phương pháp phân tích
- Các phương pháp chung
- Các phương pháp đơn giản hoá: phân tích tựa tĩnh
- Kiểm tra độ bền và ổn định
- Tính ổn định của nền đất
- Neo
- Độ bền kết cấu
PHỤ LỤC A (THAM KHẢO)
Các hệ số khuếch đại địa hình
PHỤ LỤC B (BẮT BUỘC)
Các biểu đồ thực nghiệm để phân tích hoá lỏng đơn giản hoá
PHỤ LỤC C (BẮT BUỘC)
Các độ cứng tĩ nh đầu cọc
PHỤ LỤC D (THAM KHẢO)
Tương tác động lực giữa đất và kết cấu (ssi). Các hiệu ứng chung và tầm quan trọng
PHỤ LỤC E (BẮT BUỘC)
Phương pháp phân tích đơn giản hóa đối với kết cấu tường chắn
PHỤ LỤC F (THAM KHẢO)
Sức chịu tải động đất của móng nông
LỜI NÓI ĐẦUTCXDVN 375: 2006: Thiết kế công trình chịu động đất được biên soạn trên cơ sở chấp nhận Eurocode 8: Design of structures for earthquake resistance có bổ sung hoặc thay thế các phần mang đặc thù Việt Nam.
Eurocode 8 có 6 phần:
- EN1998 – 1: Quy định chung, tác động động đất và quy định đối với kết cấu nhà; EN1998 – 2: Quy định cụ thể cho cầu;
- EN1998 – 3: Quy định cho đánh giá và gia c ường kháng chấn những công trình hiện hữu; EN1998 – 4: Quy định cụ thể cho silô, bể chứa, đường ống;
- EN1998 – 5: Quy định cụ thể cho nền móng, tường chắn và những vấn đề địa kỹ thuật; EN1998 – 6: Quy định cụ thể cho công trình dạng tháp, dạng cột, ống khói.
Trong lần ban hành này mới đề cập đến các quy định đối với nhà và công trình tương ứng với các phần của Eurocode 8 như sau:
- Phần 1 tương ứng với EN1998 – 1;
- Phần 2 tương ứng với EN1998 – 5;
Các phần bổ sung hoặc thay thế cho nội dung Phần 1 gồm :
- Phụ lục F: Mức độ và hệ số tầm quan trọng
- Phụ lục G: Phân cấp, phân loại công trình xây dựng
- Phụ lục H: Bản đồ phân vùng gia tốc nền lãnh thổ Việt Nam
- Phụ lục I: Phân vùng gia tốc nền theo địa danh hành chính
- Phụ lục K: Bảng chuyển đổi từ đỉnh gia tốc nền sang cấp động đất
TCXDVN 375 : 2006 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ trình duyệt, Bộ Xây dựng ban hành theo quyết định số ÿÿ ngày ÿÿ tháng ÿÿ năm 2006.
THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CHỊU ĐỘNG ĐẤT
Design of structures for earthquake resistancePhần 2: Nền móng, tường chắn và các vấn đề địa kỹ thuật
1 TỔNG QUÁT
1.1 Phạm vi áp dụng
Phần 2 của tiêu chuẩn thiết lập các yêu cầu, tiêu chí và quy định về việc chọn vị trí xây dựng và nền móng của kết c ấu chịu tác động động đất . Nó bao gồm v iệc thiết kế các loại móng khác nhau, các loại tường chắn và sự tương tác giữa kết cấu và đất nền dưới tác động động đất. Vì vậy nó bổ sung cho Eurocode 7 – Tiêu chuẩn không bao gồm các y êu cầu đặc biệt cho thiết kế chịu động đất.
Các điều khoản của Phần 2 áp dụng cho các công trình dạng nhà – Phần 1 của Tiêu chuẩn, công t rình cầu (EN 1998-2), tháp, cột và ống khói (EN 1998-6), silo, bể c hứa và đường ống (EN 1998-4).
Các yêu cầu thiết kế đặc biệt cho móng của các loại kết cấu nào đó, khi c ần, có thể t ìm trong các phần tương ứng của tiêu chuẩn này.
Phụ lục B của tiêu chuẩn này đưa ra các biểu đồ thực nghiệm cho việc đánh giá đơn giản hoá về khả năng hoá lỏng có thể xảy ra, Phụ lục E đưa ra quy trình đơn giản hoá cho phép phân tích động đất của kết cấu tường chắn.
GHI CHÚ 1: Phụ lục tham khảo A cung c ấp các thông tin về các hệ số khuếch đại địa hình.
GHI CHÚ 2: Phụ lục tham khảo C c ung cấp các thông tin về độ cứng tĩnh của cọc.
GHI CHÚ 3: Phụ lục tham khảo D c ung cấp các thông tin về tương tác động lực giữa kết c ấu và đất nền.
GHI CHÚ 4: Phụ lục tham khảo F c ung cấp các thông tin về khả năng chịu tác động động đất của móng nông.
1.2 Các tài liệu tham khảo về tiêu chuẩn
Phần 2 của tiêu chuẩn được hình thành t ừ các tài liệu tham khảo có hoặc không đề ngày tháng và những điều khoản từ các ấn phẩm khác. Các tài liệu tham khảo được trích dẫn tại những vị trí thích hợp trong v ăn bản tiêu chuẩn và các ấn phẩm được liệt k ê dưới đây. Đối với các tài liệu có đề ngày tháng, những sửa đổi bổ sung sau ngày xuất bản c hỉ được áp dụng đối với tiêu chuẩn khi tiêu chuẩn này được sửa đổi, bổ sung. Đối v ới các t ài liệu không đề ngày tháng thì dùng phiên bản mới nhất.
1.2.1 Các ti êu chuẩn tham khảo chung
- EN 1990 Cơ sở thiết kế kết cấu
- EN 1997-1 Thiết kế địa kỹ thuật Phần 1: Các quy định chung
- EN 1997-2 Thiết kế địa kỹ thuật Phần 2: Khảo sát và thí nghiệm đất
- EN 1998-2 Thiết kế công t rình chịu động đất Phần 2: Quy định cụ thể cho cầu
- EN 1998-4 Thiết kế công trình c hịu động đất Phần 4: Quy định c ụ thể cho kết cấu silô, bể chứa và đường ống
- EN 1998-6 Thiết kế công trình chịu động đất Phần 6: Quy định c ụ thể cho công trình dạng tháp, dạng cột, ống khói.
- TCXDVN ……:2006 Thiết kế công trình chịu động đất Phần 1: Quy định chung, tác động động đất và quy định đối với kết cấu nhà
1.3 Các giả thiết
Áp dụng các giả thiết chung trong 1. 3 của EN 1990: 2002.
1.4 Phân biệt giữa nguyên tắc và quy định áp dụng
Áp dụng các quy định trong 1. 4 của EN 1990: 2002.
1.5 Các thuật ngữ và định nghĩa
1.5.1 Các thuật ngữ chung cho toàn bộ Tiêu chuẩn
Áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa đã nêu trong Phụ lục D, Phần 1 của tiêu chuẩn này.
Áp dụng 1. 5.1 của tiêu chuẩn này cho các thuật ngữ chung của toàn bộ tiêu chuẩn.
1.5.2 Các thuật ngữ bổ sung được sử dụng trong Tiêu chuẩn này
Áp dụng các định nghĩa về đất nền như trong 1.5. 2 của EN 1997-1: 2004, còn định nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành địa kỹ thuật liên quan đến động đất, như hoá lỏng được cho trong tài liệu này.
Trong Phần 2 này áp dụng các thuật ngữ được định nghĩa trong 1.5.2 ở Phần 1 của tiêu chuẩn này.
1.6 Các ký hiệu
Các ký hiệu dưới đây được sử dụng trong tiêu chuẩn này. Tất cả các ký hiệu trong phần 2 sẽ được định nghĩa trong tiêu chuẩn khi chúng xuất hiện lần đầu tiên để tiện sử dụng. Thêm vào đó là danh sác h ký hiệu được liệt k ê sau đây. Một số ký hiệu chỉ xuấthiện trong phụ lục thì được định nghĩa ở chỗ chúng xuất hiện.
Download tiêu chuẩn :