TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4030 : 2003
XI MĂNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MỊN
Cement – Test method for determination of fineness
Lời nói đầu
TCVN 4030 : 2003 thay thế cho TCVN 4030 – 85.
TCVN 4030 : 2003 tương đương có sửa đổi so với EN 196-6: 1989.
TCVN 4030 : 2003 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC74 Xi măng – vôi biên soạn, Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Lời giới thiệu
TCVN 4030 : 2003 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC74 Xi măng – vôi xây dựng trên cơ sở chấp nhận EN 196-6 : 1989. Tuy nhiên, để đảm bảo điều kiện thí nghiệm phù hợp với điều kiện khí hậu và môi trường ở Việt Nam, TCVN 4030 : 2003 đã có một số sửa đổi so với EN 196-6 : 1989. Các điều sửa đổi bao gồm:
Điều 4.4 quy định phép thử thấm không khí được tiến hành trong phòng thí nghiệm có nhiệt độ 27 ºC ± 2 ºC và độ ẩm tương đối không lớn hơn 70%. Từ đó các giá trị sẵn có liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm trên công thức bề mặt riêng (3) và bảng 1, đều thay đổi tương ứng.
Phụ lục A được bổ sung để xác định khối lượng riêng của xi măng.
XI MĂNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MỊN
Cement – Test method for determination of fineness
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp xác định độ mịn của xi măng.
Phương pháp sàng chỉ áp dụng để mô tả sự có mặt của các hạt xi măng thô. Phương pháp này chủ yếu dùng để kiểm tra và kiểm soát quá trình sản xuất.
Phương pháp thấm không khí (Blaine): bề mặt riêng (bề mặt riêng tính theo đơn vị khối lượng) được đo bằng cách so sánh với một mẫu xi măng chuẩn.
Phương pháp thấm không khí chủ yếu áp dụng để kiểm tra tính ổn định của quá trình nghiền. Phương pháp này đưa ra cách đánh giá sơ bộ về đặc tính của xi măng khi sử dụng1).
Phương pháp sàng và phương pháp thấm không khí áp dụng được cho tất cả các loại xi măng.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
- ISO 383 – 1976 Laboratory glassware – Interchangeable conical ground joints (Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Các đầu nối đất hình côn có thể lắp dẫn)
- ISO 565 – 1990 Test sleve – Woven metal wire cloth, perforated plate and electroformed sheet – Nominal sizes of opening (Sàng thử nghiệm – Lưới kim loại, đĩa đục lỗ và tấm đúc điện – Kích thước lỗ danh định).
- ISO 3310/1 – 1992 Test sleve – Technical requirements and testing. Part 1: Test sieve of metal wire cloth (Sàng thử nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và thử nghiệm. Phần 1: Sàng thử nghiệm làm bằng lưới kim loại).
- ISO 4803 – 1978 Laboratory glassware – Borosilicate glass tubing (Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Ống thủy tinh borosilicat).
3. Phương pháp sàng
3.1 Nguyên tắc
Độ mịn của xi măng được xác định theo phương pháp sàng xi măng bằng sàng tiêu chuẩn. Độ mịn là tỷ lệ phần trăm của lượng xi măng còn lại trên sàng so với lượng xi măng đem sàng.
Dùng vật liệu chuẩn đã biết trước phần còn lại trên sàng để kiểm tra sàng.
3.2 Thiết bị
3.2.1 Sàng thí nghiệm, là một khung chắc, bền, không gỉ, hình trụ có đường kính danh nghĩa từ 150 mm đến 200 mm và sâu từ 40 mm đến 100 mm. Khung được lắp khít với lưới sàng kích thước là 90 µm, làm bằng sợi thép không gỉ hoặc bằng sợi kim loại chịu mài mòn và không gỉ.
Lưới sàng phải phù hợp với các yêu cầu trong bảng 1 của ISO 565 – 1983 và ISO 3310/1 và không được có lỗi nhìn thấy được về kích thước mắt lưới khi kiểm tra bằng phương pháp quang học theo ISO 3310/1.
Phía dưới khung sàng có một khay được lắp vừa khít và phía trên khung có nắp đậy để tránh hao hụt xi măng trong quá trình sàng.
3.2.2 Cân kỹ thuật, có thể cân đến 10 g và chính xác đến 10 mg.
3.3 Vật liệu kiểm tra sàng
Để kiểm tra sàng người ta dùng vật liệu chuẩn đã biết trước phần còn lại trên sàng.
Vật liệu chuẩn được bảo quản trong thùng kín khí, tránh sự thay đổi tính chất vật liệu do sự hấp thụ ẩm hoặc tạp chất từ môi trường. Trên thùng chứa phải ghi rõ phần còn lại trên của vật liệu chuẩn.
3.4 Cách tiến hành
3.4.1 Xác định phần còn lại trên sàng
Trộn đều mẫu thử bằng cách lắc xi măng khoảng 2 phút trong một bình nút kín để làm tan các cục xi măng vón hòn. Giữ yên trong hai phút. Dùng đũa thủy tinh khô, sạch khuấy nhẹ để dàn đều bột xi măng.
Lắp khay khít vào dưới sàng. Cân khoảng 10 g xi măng, chích xác đến 0,01 g và cho xi măng vào sàng. Chú ý thao tác nhẹ nhàng tránh làm hao hụt xi măng. Đậy nắp sàng. Tiến hành sàng với chuyển động xoay tròn, dạng hành tinh và lắc ngang, cho đến khi không còn xi măng lọt qua sàng.
Cân lượng xi măng sót trên sàng. Độ mịn R là tỉ lệ phần trăm của lượng vật liệu còn lại trên sàng và lượng vật liệu lúc đầu cho vào sàng, chính xác đến 0,1 %. Chải nhẹ chỗ xi măng mịn còn bám trên mặt sàn xuống khay.
Lặp lại toàn bộ quy trình trên với 10 g xi măng nữa để nhận được R2. Sau đó từ giá trị trung bình của R1 và R2, tính lượng xi măng còn lại trên sàng R, bằng phần trăm, lấy chính xác đến 0,1 %.
Nếu kết quả chênh lệch lớn hơn 1 % so với giá trị tuyệt đối; tiến hành sàng lại lần thứ 3 và tính giá trị trung bình của 3 lần xác định.
Quá trình sàng tay phải do người thành thạo và có kinh nghiệm tiến hành.
Chú thích – Có thể sử dụng sàng máy thay thế; nhưng kết quả sàng máy phải giống như kết quả sàng tay.
Download tài liệu :