TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5747: 1993
ĐẤT XÂY DỰNG – PHÂN LOẠI
Soil – Classification for civil engineering
1. Quy định chung
Tiêu chuẩn “Đất xây dựng – Phân loại” có kí hiệu là TCVN 5747: 1993, được áp dụng cho xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các lĩnh vực sử dụng đất với mục đích xây dựng công trình.Tuy nhiên, đối với từng ngành có thể xây dựng những tiêu chuẩn riêng cho phù hợp với những đặc điểm riêng của mình.
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các loại đất có thể làm nền, môi trường để phân bố công trình, hoặc vật liệu để xây dựng công trình.
Tiêu chuẩn được dùng để sắp xếp đất xây dựng thành những nhóm có tính chất tương tự, nhằm định hướng các vấn đề và đặc tính của đất cần phải nghiên cứu.
Tiêu chuẩn này chưa hề đề cập đến đá và các loại đất đặc biệt; cũng chưa hề đề cập đến việc phân loại đất theo các thí nghiệm hiện trường như xuyên tĩnh, xuyên động, cắt cánh, v.v… Phân loại đất theo các thí nghiệm kể trên được nêu trong các tiêu chuẩn tương ứng. Phân loại đá và các đất đặc biệt sẽ được soạn thảo và ban hành sau.
2. Nguyên tắc phân loại
2.1. Hệ phân loại nêu trong Tiêu chuẩn này dựa trên thành phần hạt của đất. Trình tự phân loại được thực hiện lần lượt như sau:
- Dựa trên thành phần kích thước hạt chiếm ưu thế trong đất để phân chia nó thành hai nhóm lớn là hạt khô và hạt mịn;
- Dựa trên hàm lượng các hạt để phân chia nhóm đất hạt khô thành các phụ nhóm;
- Dựa trên các trị giới hạn chảy, giới hạn dẻo, chỉ số dẻo để phân chia nhóm đất hạt mịn thành các phụ nhóm.
2.2. Các thuật ngữ và kí hiệu tên đất, thành phần trạng thái được dùng thống nhất theo quy ước quốc tế.
3. Phân loại
3.1. Định nghĩa và kí hiệu quy ước
3.1.1. Định nghĩa
- Đất xây dựng: là mọi đất đá hoặc đá, kể cả đất trồng và những vật chất phế thải của sản xuất và đời sống, vốn là một hệ nhiều thành phần, biến đổi theo thời gian, được sử dụng làm nền, môi trường phân bố công trình hoặc vật liệu để xây dựng công trình.
- Đá tảng: có kích thước lớn hơn 300mm;
- Cuội và dăm; có kích thước từ 300 đến 150mm;
- Sỏi và sạn:có kích thước từ 150 đến 2 mm
- Hạt cát: có kích thước từ 2 đến 0,06 mm
- Hạt bụi: có kích thước từ 0,06 đến 0,02 mm
- Hạt sét: có kích thước từ < 0,002=””>
- Hạt mịn: tập hợp của các hạt bụi và hạt sét;
- Hạt thô: các hạt có kích thước đường kính lớn hơn hạt bụi
- Đất hữu cơ: đất có lẫn di tích thực vật và động vật;
- Đất hạt mịn: đất, gồm hơn 50% trọng lượng là những hạt có kích thước nhỏ hơn 0,08 mm;
Đất cuội sỏi: đất hạt thô, trong đó thành phần chủ yếu là các cuội sỏi;
- Đất cát: đất hạt thô, trong đó thành phần chủ yếu là hạt cát
- Đất bụi: đất hạt mịn, trong đó hàm lượng đất sét chiếm ít hơn 20% trọng lượng của thành phần hạt mịn;
- Đất sét: đất hạt mịn, trong đó hàm lượng sét chiếm hơn 20% trọng lượng của thành phần hạt mịn;
- Đất rời: đất trong đó độ bền chống cắt chủ yếu phụ thuộc vào lực ma sát giữa các hạt;
- Đất dính: đất, trong đó độ bền chống cắt gồm lực ma sát giữa các hạt và lực dính giữa các hạt;
- Tính dẻo: tính chất của vật liệu có khả năng chịu được những biến dạng tức thời không đàn hồi, có biến dạng thể tích không đáng kể và không bị rạn nứt;
- Tính nén: khả năng biến dạng của đất dưới tác động của lực nén;
- Giới hạn chảy: hàm lượng nước ở ranh giới quy ước giữa trạng thái dẻo và trạng thái chảy của đất;
- Giới hạn dẻo: hàm lượng nước ở ranh giới quy ước giữa trạng thái dẻo và trạng thái cứng của đất;
3.1.2. Kí hiệu quy ước
Các kí hiệu trong Tiêu chuẩn này được sử dụng theo quy ước quốc tế:
Download tài liệu: