BLOG XÂY DỰNG
  • KỸ THUẬT
  • PHONG THỦY
  • TIÊU CHUẨN
  • TƯ VẤN
  • TÀI LIỆU
  • BẤT ĐỘNG SẢN
BLOG XÂY DỰNG
  • KỸ THUẬT
  • PHONG THỦY
  • TIÊU CHUẨN
  • TƯ VẤN
  • TÀI LIỆU
  • BẤT ĐỘNG SẢN
BLOG XÂY DỰNG

TIÊU CHUẨN 9311-5-2012 THỬ NGHIỆM CHỊU LỬA CÔNG TRÌNH

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9311-5:2012

ISO 834-5:2000

THỬ NGHIỆM CHỊU LỬA – CÁC BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG – PHẦN 5: CÁC YÊU CẦU RIÊNG ĐỐI VỚI BỘ PHẬN NGĂN CÁCH NẰM NGANG CHỊU TẢI

Fire – resistance test – Elements of building construction – Part 5: Specific requirements for loadbearing horizontal separating elements​

Tiêu chuẩn quốc gia 9311-5-2012 thử nghiệm chịu lửa bộ phận công trình

Lời nói đầu

TCVN 9311-5:2012 hoàn toàn tương đương với ISO 834-5:2000.

TCVN 9311-5:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 345:2005 (ISO 834-5:2000) theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a) Khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Bộ TCVN 9311 dưới tiêu đề chung là “Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng” bao gồm những phần sau:
  • TCVN 9311-1:2012, Phần 1: Yêu cầu chung.
  • TCVN 9311-3:2012, Phần 3: Chỉ dẫn về phương pháp thử và áp dụng số liệu thử nghiệm.
  • TCVN 9311-4:2012, Phần 4: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng chịu tải.
  • TCVN 9311-5:2012, Phần 5: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách nằm ngang chịu tải
  • TCVN 9311-6:2012, Phần 6: Các yêu cầu riêng đối với dầm.
  • TCVN 9311-7:2012, Phần 7: Các yêu cầu riêng đối với cột.
  • TCVN 9311-8:2012, Phần 8: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải.
Bộ ISO 834 Fire-resistance tests – Elements of building construction, còn có các phần sau:
  • ISO 834-9:2003, Fire-resistance tests – Elements of building construction – Part 9: Specific requirements for non-loadbearing ceiling elements
  • ISO/DIS 834-10, Fire resistance tests – Elements of building construction – Part 10: Specific requirements to determine the contribution of applied fire protection materials to structural elements
  • ISO/DIS 834-11, Fire resistance tests – Elements of building construction – Part 11: Specific requirements for the assessment of fire protection to structural steel elements

TCVN 9311-5 : 2012 do Viện kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

THỬ NGHIỆM CHỊU LỬA – CÁC BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG – PHẦN 5: CÁC YÊU CẦU RIÊNG ĐỐI VỚI BỘ PHẬN NGĂN CÁCH NẰM NGANG CHỊU TẢI

Fire – resistance test – Elements of building construction – Part 5: Specific requirements for loadbearing horizontal separating elements​1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các trình tự phải tuân theo để xác định tính chịu lửa của các bộ phận ngăn cách nằm ngang chịu tải khi tiếp xúc với nhiệt từ phía dưới.

Các thử nghiệm này cũng phù hợp khi đánh giá các bộ phận ngăn cách nằm ngang chịu tải bao gồm các dầm, khi không thể thí nghiệm cùng với sàn hoặc mái trong điều kiện không có các dầm. Tuy nhiên các số liệu không thể được chuyển trực tiếp từ thử nghiệm này sang thử nghiệm khác.

Có thể áp dụng kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn này cho các dạng cấu kiện khác không được thử nghiệm nếu những bộ phận đó phù hợp với phạm vi áp dụng được nêu trong các phần khác nhau của bộ tiêu chuẩn này hoặc khi được áp dụng mở rộng phù hợp với ISO/TR 12470. Vì ISO/TR 12470 chỉ đưa ra hướng dẫn chung, nên việc phân tích áp dụng mở rộng cho trường hợp riêng chỉ được thực hiện bởi các chuyên gia về kết cấu chịu lửa.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

  • TCVN 9311-1 : 2012 1), Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu công trình – Phần 1: Yêu cầu chung.
  • TCVN 9311-6 : 2012 1), Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận kết cấu công trình – Phần 6: Các yêu cầu riêng đối với dầm.
  • ISO/TR 12470, Fire-resistance test – Guidance of the application and extension of result (Thử nghiệm chịu lửa – Hướng dẫn áp dụng và mở rộng các kết quả).
  • ISO/IEC 13943, Fire safety (An toàn cháy – Từ vựng).
3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 9311-1: 2012 và ISO 13943 và các thuật ngữ sau đây.

3.1. Dầm (beams)

Cấu kiện đặt nằm ngang được dùng trong kết cấu tòa nhà như dầm chính, dầm phụ, dầm đỡ sàn.

CHÚ THÍCH: Các cấu kiện đó có thể gắn với kết cấu hoặc tách khỏi phần kết cấu mà nó phải đỡ.

3.2. Chiều dài tiếp xúc (exposed length)

Chiều dài của mẫu thử tiếp xúc với lửa dưới tác dụng nhiệt của lò thử nghiệm.

3.3. Chiều rộng tiếp xúc (exposed width)

Chiều rộng của mẫu thử tiếp xúc với lửa dưới tác dụng nhiệt của lò thử nghiệm.

3.4. Sàn (floor)

Bộ phận ngăn cách nằm ngang của kết cấu tòa nhà và là bộ phận chịu tải.

3.5. Bộ phận ngăn cách nằm ngang (horizontan separating element)

Sàn và mái chịu tải, theo hướng nằm ngang, có tác dụng như bộ phận ngăn cháy hoặc che chắn lửa. Các bộ phận đó chia tòa nhà thành các khoang cháy hoặc các vùng ngăn cháy, hoặc ngăn cách tòa nhà với các tòa nhà kế cận, nhằm ngăn chặn sự cháy lan tới các khoang hoặc tới các tòa nhà kế cận.

3.6. Khoảng rỗng (plenum)

Khoảng không gian được che khuất giữa trần và mái, nhưng không được thiết kế cho việc chuyển động không khí.

3.7. Mái (roof)

Bộ phận ngăn cách nằm ngang trên cùng của kết cấu tòa nhà và là bộ phận chịu tải.

3.8. Nhịp (span)

Khoảng cách giữa các tâm của hai gối tựa.

3.9. Chiều dài mẫu thử (specimen length)

Chiều dài tổng thể của mẫu thử nghiệm.

3.10. Chiều rộng mẫu thử (specimen width)

Chiều rộng tổng thể của mẫu thử nghiệm.

3.11. Trần treo (suspended ceiling)

Lớp bảo vệ nằm ngang, không chịu tải, được treo hoặc cố định trực tiếp vào bộ phận ngăn cách nằm ngang chịu tải, và kết cấu đỡ, bao gồm các thanh treo, các hệ thống kỹ thuật (hệ thống chiếu sáng và thông gió), các vật liệu cách li (điện, nhiệt, âm thanh) và các tấm để đi lên và kiểm tra.

4. Ký hiệu và các thuật ngữ viết tắt

Các ký hiệu và thuật ngữ viết tắt phù hợp với thử nghiệm; nêu trong TCVN 9311-1: 2012 và được quy định như sau:

Download :

tieu-chuan-quoc-gia-9311-5-2012-thu-nghiem-chiu-lua-bo-phan-cong-trinhTải xuống
  • TIÊU CHUẨN 4054-2005 ĐƯỜNG ÔTÔ YÊU CẦU THIẾT KẾ
  • TIÊU CHUẨN 245-2000 GIA CỐ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG BẤC THẤM
  • TIÊU CHUẨN 9394-2012 ĐÓNG ÉP CỌC THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
  • TIÊU CHUẨN 13-1991 PHÂN CẤP NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
  • TIÊU CHUẨN 6160-1996 PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY NHÀ CAO TẦNG
  • TIÊU CHUẨN 375-2006 THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CHỊU ĐỘNG ĐẤT
  • TIÊU CHUẨN 6394-2014 MƯƠNG BÊ TÔNG CỐT THÉP THÀNH MỎNG
  • TIÊU CHUẨN 5577-2012 RẠP CHIẾU PHIM TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
  • TIÊU CHUẨN 9343-2012 KẾT CẤU BÊ TÔNG BÊ TÔNG CỐT THÉP
  • TIÊU CHUẨN 6397-2010 THANG CUỐN BĂNG TẢI CHỞ NGƯỜI
  • CHỦ ĐỀ MỚI.

    QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN CHỐNG THẤM POLYURETHANE

    CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH BẰNG SIKA TOP SEAL 107

    QUY TRÌNH CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG

    XEM TUỔI XÂY NHÀ NĂM 2025

    SỬA NHÀ CÓ CẦN XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

    QUY ĐỊNH VỀ CHỈ GIỚI XÂY DỰNG NHÀ Ở

    TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG NHÀ Ở RIÊNG LẺ

    QUY ĐỊNH CHIỀU CAO NHÀ Ở RIÊNG LẺ

    NHỮNG ĐIỂM MỚI LUẬT XÂY DỰNG NHÀ Ở NĂM 2025

    NHÀ 2 CỔNG PHONG THỦY TỐT HAY XẤU ?

    CHÔN VẬT PHẨM PHONG THỦY DƯỚI NỀN NHÀ

    KỸ THUẬT GIA CỐ LỖ MỞ XUYÊN DẦM

    BLOG XÂY DỰNG

    sửa khóa

    • KỸ THUẬT
    • TƯ VẤN
    • PHONG THỦY
    • TIÊU CHUẨN
    • TÀI LIỆU
    • BẤT ĐỘNG SẢN
    • CHỦ ĐẦU TƯ
    • NHÀ THẦU
    • NEW