TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9391:2012
LƯỚI THÉP HÀN DÙNG TRONG KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ, THI CÔNG LẮP ĐẶT VÀ NGHIỆM THU
Welded steel mesh for the reinforcement of concrete – Standard for design, placing and acceptance
Lời nói đầu
TCVN 9391:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 267:2002 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9391:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
LƯỚI THÉP HÀN DÙNG TRONG KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ, THI CÔNG LẮP ĐẶT VÀ NGHIỆM THU
Welded steel mesh for the reinforcement of concrete – Standard for design, placing and acceptance1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định việc sử dụng lưới thép hàn (làm từ dây thép có đường kính 4 mm đến 12 mm) trong thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu, đồng thời quy định việc sử dụng lưới thép hàn trong kết cấu bê tông cốt thép dạng tấm.
Khi xây dựng trong môi trường có các tác nhân ăn mòn, cần tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành liên quan.
2 Tài liệu viện dẫn
TCVN 3101:1979, Dây thép cacbon thấp kéo nguội dùng làm cốt thép bê tông.
TCVN 6287:1997, Thép thanh cốt bê tông – Thử uốn và uốn lại không hoàn toàn.
TCVN 6288:1997, Dây thép vuốt nguội để làm cốt bê tông và sản xuất lưới thép hàn làm cốt.
TCVN 5574:2012, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Sợi thép (Wire)
Sợi thép nói đến trong tiêu chuẩn này là sợi thép được sản xuất theo các yêu cầu của phụ lục C.
3.2 Cuộn thép (Coil)
Sợi thép dài liên tục được cuộn trong các vòng đồng tâm.
3.3 Bó thép (Fagged bars)
Hai hay nhiều cuộn hoặc một số sợi thẳng được kết hợp với nhau.
3.4 Lô thép (Lot)
Một số lượng nhất định các cuộn thép hay bó thép thuộc cùng cỡ sợi và cùng loại thép.
3.5 Diện tích tiết diện ngang hiệu dụng (Effective cross-sectional area)
Diện tích mặt cắt ngang của sợi được xác định theo điều C.6, Phụ lục C của tiêu chuẩn này.
3.6 Cỡ sợi (Wire size)
Đường kính xác định từ diện tích tiết diện ngang hiệu dụng.
3.7 Bước sợi (Wire spacing)
Khoảng cách từ tâm đến tâm của 2 sợi liên tiếp trong một mảnh lưới hay cuộn lưới.
3.8 Sợi dọc (Longitudinal wire)
Sợi thép chịu lực chính.
3.9 Sợi ngang (Tranverse wire)
Sợi vuông góc với sợi dọc.
3.10 Đầu thừa (Overhang)
Đoạn kéo dài của sợi thép ra ngoài chu vi của lưới thép. Chu vi này được định ra bởi các điểm giao nhau ở biên của lưới thép.
3.11 Lưới hoặc lưới thép (Steel fabric)
Sự sắp xếp của các sợi ngang và sợi dọc theo kiểu chữ thập. Các sợi này được hàn tại một số hoặc tất cả các điểm giao nhau để chịu lực cắt(Hình A.1, Phụ lục A).
3.12 Kích cỡ ô lưới (Mesh size)
Lưới thép có dạng phẳng, dạng cuộn (khi đó gọi là cuộn lưới) hay dạng gấp (uốn theo một hình dạng cho trước).
3.13 Chiều dài mảnh lưới hoặc cuộn lưới (Length of fabric)
Kích thước tổng thể của lưới thép được đo theo phương sợi thép dọc.
3.14 Chiều rộng mảnh lưới hoặc cuộn lưới (Width of fabric)
Kích thước tổng thể của lưỡi thép theo phương sợi ngang.
3.15 Lô lưới (Lot of fabric)
Một số lượng nhất định của cùng một loại lưới thép, không lớn hơn 10.000 m2.
4 Lưới thép hàn
4.1 Kích cỡ và khối lượng
Kích cỡ ô lưới thường dùng và khối lượng lưới trên một mét vuông được quy định trong Bảng 1. Kích cỡ mảnh lưới và cuộn lưới thường dùng cho trong Bảng 2.
4.2 Sản phẩm lưới thép
4.2.1 Chất lượng sợi thép
Mọi lưới thép phải được chế tạo từ sợi thép thỏa mãn các yêu cầu trong Phụ lục C.
Download :