Được phân loại theo vật liệu xây dựng, tường gạch là loại tường được sử dụng rộng rãi nhất và phổ biến nhất trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là trong những công trình nhà ở. Tiêu chuẩn xây tường gạch được đề ra trên thực tế không có pháp luật quy định nhưng có nhiều quy chuẩn về kỹ thuật cần phải tuân thủ để đảm bảo độ bền vững cho công trình và an toàn khi xây tường gạch cho công trình.
Những đặc điểm chung của tường gạch trong kỹ thuật xây tường
Vật liệu gạch là loại vật liệu được chế tạo rời có kích thước phù hợp với điều kiện thi công bằng tay. Gạch được liên kết với nhau để tạo thành các kết cấu tường, cột, tạo ra các không gian.
Gạch dùng để xây tường phổ thông nhất ở Việt Nam là gạch đất sét nung (gạch chỉ), ngoài ra có gạch than xỉ, gạch đôlômit, gạch silicat…
Tiêu chuẩn và cấu tạo của một viên gạch tiêu chuẩn của Việt Nam như sau:
- Kích thước 220 x105 x 55mm.
- Nặng 2,5 ÷ 3kg/viên.
- Cường độ chịu lực ép (Mac) của viên gạch máy R = 75 ÷ 200kG/cm2.
- Cường độ chịu lực ép của gạch thủ công: R = 35 ÷ 75 kG/cm2.
Chiều dài gạch tiêu chuẩn bằng 2 lần chiều rộng của viên gạch cộng thêm mạch vữa 10mm, để khi xây dựng có thể xoay dọc hoặc ngang viên ngạch đều có thể ăn khớp với nhau. Theo tiêu chuẩn về mác của gạch (cường độ chịu lực) có các loại 30, 50, 75, 100, 150, 200.
Vữa xây: vữa là vật liệu dùng để kết dính các viên gạch thành một khối. Vữa kết dính cũng tham gia chịu lực bởi vậy cần có nhiều loại mác (cường độ chịu lực) vữa khác nhau. Chiều rộng mạch vữa của tường xây gạch là 10 ÷ 12mm. Vữa xây thông dụng là vữa xi măng cát có các loại sau:
- Xi măng cát đen gồm: xi măng + cát đen + nước vừa đủ.
- Xi măng cát vàng gồm: xi măng + cát vàng + nước vừa đủ.
Đối với tiêu chuẩn xây tường gạch thì tỷ lệ phối hợp giữa các vật liệu trên được quyết định bởi mác vữa, chất lượng vật liệu và điều kiện khí hậu pha trộn. Mác của vữa thường có các loại: 150, 100, 70, 50 (mác 100 = nén 100kG/cm2 thì vật liệu bị phá hoại).
Một số loại gạch thông dụng để xây tường và các thông số của chúng được giới thiệu rõ ràng như sau
Kích thước cơ bản của tường gạch
Hiện nay có khá nhiều loại gạch để xây tường nhưng tiêu chuẩn xây tường gạch không khác biệt nhiều trừ loại vữa xây dựng
Chiều dày của tường gạch:
Chiều dày của tường gạch phụ thuộc vào tính chất làm việc và sự ổn định của kết cấu tường, ngoài ra còn phục thuộc vào yêu cầu cách nhiệt, chống nóng, chống cháy hay chức năng thẩm mỹ của tường.
Theo tiêu chuẩn thì tường gạch xây loại phổ biến và thông thường nhất có các kích thước sau:
- Tường một gạch (tường đơn): thực tế dày 105mm, kể cả hai lớp vữa trát 2 bên là 130 ÷ 140mm còn gọi là tường 10 hay tường con kiến.
- Tường 2 gạch: thực tế dày 220mm, kể cả vữa trát là 25cm còn thường gọi là tường 22 hay tường đôi.
- Tường 3 gạch: thực tế dày 335mm, kể cả vữa trát là 37cm còn được gọi là tường 33 dùng trong nhà xây gạch cao hơn 3 tầng hoặc xây tường móng.
- Tường 4 gạch: thực tế dày 450mm, kể cả vữa là 48cm.
Trong tiêu chuẩn xây tường gạch, yêu cầu tường xây phải có đủ độ cứng, độ ổn định dưới tác dụng của tải trọng đứng (như sàn, mái, tải trọng bản thân…) và tải trọng ngang (lực gió, lực chấn động) mà không bị đổ, không bị nứt nẻ và không bị biến dạng.
Chiều cao của tường gạch:
Tùy theo chiều dày tường và mác vữa xây có ảnh hưởng đến chiều cao tường.
- Với mác vữa 75; 50 thì tỷ lệ cao/dày (H/d) chỉ nên ≤ 20
- Với mác 25 thì tỷ lệ cao/dày (H/d) chỉ nên ≤ 13
Chiều dài tường gạch:
Chiều dài bức tường gạch cũng có quan hệ với chiều dày và chiều cao của tường. Nhận biết về tường gạch nói chung trong khoảng cách L = 1 – 2H (H là chiều cao tường) thì nên tăng cường trụ đứng (bổ trụ ) hoặc tường vuông góc.
Khi xây chú ý chiều dài của tường tốt nhất là bằng bội số chiều dài của viên gạch cộng thêm chiều dày mạch vữa 1 ÷ 1,2cm. Như thế giảm được số lượng chặt gạch (đặc biệt là các đoạn tường hẹp ≤ 1,2m)
Nguyên tắc kỹ thuật khi thi công xây tường gạch
Gạch xây từng hàng phải phẳng mặt, vuông góc với phương của lực tác dụng vào khối xây hoặc góc nghiêng của lực tác dụng vào khối xây và phương vuông góc với khối xây phải <= 170 vì khối xây chịu nén là chính.
Điều quan trọng nhất trong tiêu chuẩn xây tường gạch đó là xây không được trùng mạch do đó các mạch vữa đứng của lớp xây tiếp giáp không được trùng mà phải lệch nhau ít nhất ¼ chiều dài viên gạch cả về phương ngang cũng như phương dọc.
Các mạch vữa xây theo phương ngang và phương dọc trong một lớp xây phải vuông góc với nhau, không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang, hình tam giác ở góc khối xây.
Vì vậy, đội ngũ công nhân phải lành nghề, được chia thành tổ và phân công lao động phù hợp với các đoạn công tác trên mặt bằng. Đồng thời trong tiêu chuẩn xây tường gạch cho các công trình thì giữa các thợ chính, thợ chính với thợ phụ phải có sự phối hợp nhịp nhàng dây chuyền với nhau đảm bảo công việc được thực hiện một cách liên tục, nhịp nhàng không bị ngắt quãng.
Công việc xây được tiến hành sau khi hệ khung bê tông cốt thép đã được chình thành được một phần hay toàn bộ và coffa sàn, dầm, cột, hệ giằng chống đã được tháo dỡ, dọn dẹp ở hệ khung tầng dưới thì khi ấy ta có thể bắt đầu công việc xây ở tầng dưới và cứ như thế lên các tầng trên.
Yêu cầu về trình tự kỹ thuật thi công xây tường gạch
Chuẩn bị mặt bằng, dụng cụ
Vệ sinh làm sạch vị trí xây trước khi xây.
Chuẩn bị chỗ để vật liệu : gạch, vữa xây
Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa xây : hộc gỗ hoặc hộc tôn.
Với tiêu chuẩn xây tường gạch đúng kỹ thuật; chuẩn bị hộc 0.1m3 để đong vật liệu ( kích thước 50 x 50 x 40 cm ).
Dọn đường vận chuyển vật liệu, từ vận thăng vào, từ máy trộn ra.
Bố trí các vị trí đặt máy trộn cho các tầng xây khối lượng lớn.
Chuẩn bị chỗ trộn vữa xây ướt, chuẩn bị nguồn nước thi công
Phương pháp trộn vữa
Đong cát, xi măng theo cấp phối khối lượng hoặc cấp phối; để tính được Ban quản lý công trình đồng ý và giám sát.
Dùng máy trộn vữa loại B 251 trộn khô theo tỷ lệ quy định; sau đó chuyển đến vị trí xây rồi mới trộn nước để xây.
Các bước thi công theo tiêu chuẩn xây tường gạch
Làm sạch bề mặt.
Lấy mốc, trải vữa lớp dưới dày 15 – 20mm, miết mạch đứng dày 5 – 10mm .
Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục; để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô.
Xây tiếp phần tường phía trên lanh tô.
Đối với các phần xây nhỡ các kích thước gạch sẽ được cắt gạch; cho phù hợp kích thước khối xây.
Xây từ dưới lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau, xung quanh xây trước, trong xây sau. Đó là những tiêu chuẩn xây tường gạch rất đơn giản hình thành từ lâu.
Nếu gạch khô phải tưới nước; để đảm bảo gạch không hút nước của vữa tạo liên kết tốt khi xây.
Bề mặt tiếp giáp khối xây phải được trát một lớp hồ dầu để tạo độ liên kết giữa gạch; và bề mặt tiếp giáp đó như dầm, cột.
Để đảm bảo cho tường thẳng và phẳng thì trong quá trình xây phải giăng dây nhợ; và thường xuyên thả quả dọi.
Khi thực hiện những tiêu chuẩn xây tường gạch; mạch vữa dao động từ 8 – 12mm; mạch vữa phải nằm ngang phải dày hơn mạch vữa dọc, bảo đảm mạch no vữa. Điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp nếu tường không ngang phẳng.
Có 1 số cách xây là 3 dọc 1 ngang, 5 dọc 1 ngang, hay 1 dọc 1 ngang….
Chú ý ở vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm thì phải xây xiên; xây bằng gạch đinh đồng thời các lỗ trống phải miết hồ kĩ nhằm tránh trường hợp nứt ở mép; tiếp giáp của tường với dạ đà.
Ở vị trí tiếp giáp của tường với mặt trên của đà; cũng được xử lý một lớp hồ dầu khoảng 1cm; và xây khoảng 03 hàng gạch đinh để chống nứt.
Khi thực hiện tiêu chuẩn xây tường gạch chú ý chừa những lỗ trống trên tường để lắp dựng cửa; lam gió, đường điện, ống nước……sau này.
Sau khi khối xây vừa xong thì hạn chế các lực va chạm; để khối xây đạt cường độ từ từ.
Nếu xây tiếp lên tường cũ thì cần phải vệ sinh tưới nước tường cũ trước khi xây tiếp.