TIÊU CHUẨN GẠCH BÊ TÔNG
TCVN 6477:2016
GẠCH BÊ TÔNG
Concrete bricks
Lời nói đầu
TCVN 6477:2016 thay thế TCVN 6477:2011.
TCVN 6477:2016 do Hội Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GẠCH BÊ TÔNG
Concrete bricks1
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho gạch bê tông được sản xuất từ hỗn hợp bê tông cứng dùng trong các công trình xây dựng.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2682:2009, Xi măng poóc lăng – Yêu cầu kĩ thuật
TCVN 4506:2012, Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 6260:2009, Xi măng poóc lăng hỗn hợp – Yêu cầu kĩ thuật.
TCVN 6355-4:2009, Gạch xây – Phương pháp thử – Phần 4: Xác định độ hút nước.
TCVN 7569:2007, Xi măng alumin.
TCVN 7572-6:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa – Xác định khối lượng thể tích xốp và độ hổng.
3 Phân loại, hình dạng và ký hiệu
3.1 Phân loại
3.1.1 Theo đặc điểm cấu tạo, gạch bê tông được phân thành gạch đặc (GĐ) và gạch rỗng (GR) như ví dụ ở Hình 1.
3.1.2 Theo mục đích sử dụng, gạch bô tông được phân thành gạch thường (xây có trát), gồm gạch đặc thường (GĐt), gạch rỗng thường (GRt) và gạch trang trí (xây không trát), gồm gạch đặc trang trí (GĐtt), gạch rỗng trang trí (GRtt).
3.1.3 Theo mác gạch, gạch bê tông được phân thành các loại M3,5; M5,0; M7,5; M10,0: M12,5; M15,0; và M20,0.
3.2 Hình dạng
Ví dụ về hình dạng của gạch bê tông được thể hiện ở Hình 1.