Trong quá trình thi công xây dựng phần móng nền thì việc tính toán số lượng cọc bê tông cần ép cọc là việc vô cùng quan trọng. Nó giúp cho gia chủ dễ dàng tính toán được nguồn kinh phí cần dự trù khi muốn xây dựng nhà ở. Vậy cách tính số lượng cọc bê tông như thế nào mới chính xác?
Lựa chọn loại cọc bê tông phù hợp với công trình
Ép cọc bê tông là cách để tăng khả năng chịu tải cho nền móng của cả công trình. Thông qua hình thức đóng các cọc bê tông đúc sẵn xuống sâu trong lòng đất đã đánh dấu trước đó. Cọc bê tông có rất nhiều loại khác nhau tùy theo tính năng và nhu cầu xây dựng mà lựa chọn cọc cho phù hợp.
Cọc bê tông ứng suất trước (tiết diện vuông)
Loại cọc này được sử dụng rất rộng rãi trong việc xây dựng các trung tâm thương mại và các tòa chung cư. Nó thuộc loại tiết diện có hình vuông làm bằng xi măng đông cứng nhanh. Và bên trong nó là một kết cấu khung thép. Kết hợp với các thanh thép dự ứng lực cường độ cao. Loại cọc này thường được ép vào lòng đất bằng máy ép cọc chuyên dụng. Hoặc có thể ép cọc bằng cần cẩu để tiết kiệm chi phí.
Loại cọc này thường được các công trình thi công sử dụng nhiều nhất. Bởi cấu tạo của nó khá đơn giản, phù hợp với mọi công trình xây dựng nhà ở mà chi phí ép cọc cũng khá hợp lý.
Cọc bê tông khoan nhồi chống rung
Cọc bê tông khoan nhồi có thể chịu được tải trọng rất lớn giúp cho ngôi nhà cực kỳ vững chắc. Loại cọc này chỉ dùng để xây dựng các công trình có quy mô lớn hoặc các khu cao tầng như chung cư, cao ốc. Nếu bạn muốn xây dựng nhà ở, nhà phố thì không nên sử dụng loại cọc này. Bởi việc khoan cọc này khá phức tạp và chi phí để ép được cọc này cũng khá đắt đỏ.
Cọc bê tông ly tâm ứng suất trước (tiết diện tròn)
Đây là một loại cọc bê tông mà các công ty xây dựng nhà ở ít khi giới thiệu cho khách hàng. Cọc trông như một cột điện tròn và rỗng ở giữa bởi nó được làm bằng bê tông đúc quay ly tâm với tốc độ cao. Kèm theo khung dây thép giúp giữ chặt bê tông xung quanh để tạo ra một loại bê tông nén mật độ cao. Loại này chỉ thích hợp để xây móng nhà cao tầng. Vì nó có khả năng chống rung tốt kể cả động đất hoặc gió bão.
Tại sao nên sử dụng cọc bê tông trong việc xây dựng
Như đã nói trên, cọc bê tông là một trong những yếu tố rất quan trọng. Trong việc giữ vững nền móng của toàn bộ công trình thi công. So với các loại cọc khác thì giá cả có phần đắt hơn một chút. Nhưng bù lại chi phí ép cọc lại rất rẻ, giúp cho gia chủ tiết kiệm được khá nhiều chi phí về thuê nhân công.
Hơn nữa, trong quá trình xử lý nền móng thì cọc bê tông phát huy tối đa những tính năng của chúng. Có khả năng chịu được lực cao với độ liên kết bền vững cho công trình chắc chắn. Thời gian thi công cọc bê tông cũng nhanh, sau khi đúc 14 ngày đã có thể sử dụng ngay giúp đảm bảo được tiến độ thi công.
Ngoài ra, cọc bê tông có thể chịu chống chịu được mọi tác động của môi trường bên ngoài. Điều này rất phù hợp cho những công trình phải xây dựng nền móng ở những nơi có đất mang tính axit hoặc kiềm.
Cách tính số lượng cọc ép dựa vào đâu chuẩn nhất?
Để có thể tính được số lượng cọc ép cho thi công, gia chủ cần phải xem xét đến nhiều khía cạnh. Thông thường, bạn cần dựa vào tính chất của đất nền cũng như độ chịu tải của công trình. Ngoài ra, để tính được số lượng cọc bê tông chuẩn nhất cần dựa vào một số yếu tố sau:
Tính số lượng cọc ép dựa vào diện tích công trình
Đối với các công trình xây dựng nhà ở, nhà phố thì số lượng cọc không cần sử dụng quá nhiều. Bởi những công trình này thường có diện tích khá nhỏ nên không cần số lượng cọc nhiều.
Loại cọc bê tông dùng cho các công trình này phải là các loại cọc có kích thước nhỏ (kích thước 250 x 250 mm). Chiều dài cọc ép tối đa 7 mét và lực tải trọng từ 10 đến 20 tấn mà thôi. Khi sử dụng cọc ép có kích thước nhỏ sẽ giúp cho quá trình thi công không ảnh hưởng đến những ngôi nhà lân cận. Ngoài ra còn giúp cho gia chủ tiết kiệm được một khoản chi phí khi ép cọc.
Tính số lượng cọc ép dựa vào quy mô công trình
Cũng giống như diện tích xây dựng của công trình. Quy mô công trình cũng là một trong những yếu tố quyết định đến số lượng của cọc ép. Quy mô sẽ bao gồm cả diện tích ngôi nhà và số tầng mà gia chủ muốn xây dựng.
Nếu quy mô càng lớn thì tải trong của công trình càng nặng. Dẫn đến áp lực của nền móng tăng lên và để có thể đảm bảo được độ vững chắc của ngôi nhà. Thì số cọc ép phải càng nhiều và chiều dài của cọc phải càng cao. Điều này sẽ giúp phân tán lực ra các khu vực lân cận. Giảm được tình trạng sụt lún gây ra những hệ lụy cực kỳ nghiêm trọng.
Tính số lượng cọc dựa vào tính chất của nền móng
Mỗi địa chất khác nhau sẽ có những tính chất khác nhau. Nên gia chủ cần thực hiện công tác khảo sát địa chất trước khi quyết định thi công xây dựng. Nếu nền đất cứng thì số lượng cọc sử dụng không cần quá nhiều và nên lựa cọc có chiều dài ngắn. Ngược lại, đối với những nơi có nền móng yếu. Thì bạn nên chuẩn bị thật nhiều cọc với chiều dài cọc thật dài.