Tải trọng tập trung là tải trọng tác dụng trên 1 diện tích bé. Thông thường các tải trọng trên bản là các tải trọng tập trung (TTTT) như ở chân bàn, chân tủ,….Tuy vậy khi có nhiều TTTT đặt gần nhau, giá trị không lớn thì có thể xem là tải trọng phần bó đều để tính toán.
Khi trên mặt bản có các tải trọng tập trung giá trị lớn, đặt ở vị trí bất lợi thì nên làm dầm để trực tiếp đỡ tải trọng đó.
Chỉ khi xét thấy không phải làm dầm, riêng bản có thể chịu được TTTT đó thì mới tính toán để bản chịu TTTT. Lúc này trong nhiều trường hợp có thể đổi TTTT F thành tải trọng phần bố đều tương đương f để tính toán với nguyên tắc momen do f gây ra không nhỏ hơn mômen do F .
Giả sử ta gọi:
- F: Là tổng TTTT đặt trên diện tích a1*a2.
- a1: Theo phương nhịp tính taosn Lt ( bản 1 phương ) hoặc theo phương cạnh ngắn Lt1 ( bản 2 phương ).
- a2: Theo phương vuông góc với Lt hoặc theo phương Lt2.
- Đặt y1, y2 là khoảng cách từ trọng tâm diện tích đặt tải a1*a2 đến cạnh bản gần hơn. y1<=0,5Lt1 ; y2<=0,5.Lt2.
Ta sẽ có công thức tính quy đổi tải trọng phân bố đều tương đương f từ tải trọng tập trung F là:
k1, k2: Là các hệ số phụ thuộc vào vị trí đặt lực F và kích thước a1, a2 được xác định theo loại bản.
Ô bản một phương ( Lt2>2.Lt1)
Đồng thời lấy k1 >=0,25.
Lấy C2 bằng giá trị bé hơn trong hai giá trị: y1 và y2 – 0,5u2.
Lấy d2 bằng giá trị bé hơn trong hai giá trị: y1 và Lt2 – y2 – 0,5.u2.
Ô bản hai phương ( Lt2<=2.Lt1)
Đồng thời lấy k1 >=0,25.
Đồng thời lấy k2 >=1.