Tech News, Magazine & Review WordPress Theme 2017
  • KỸ THUẬT
  • PHONG THỦY
  • TIÊU CHUẨN
  • TƯ VẤN
  • BẤT ĐỘNG SẢN
No Result
View All Result
Blog Xây Dựng
  • KỸ THUẬT
  • PHONG THỦY
  • TIÊU CHUẨN
  • TƯ VẤN
  • BẤT ĐỘNG SẢN
No Result
View All Result
Blog Xây Dựng
No Result
View All Result
Home KỸ THUẬT

TÍNH TOÁN KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP

22 Tháng Một, 2021
Phương pháp tính toán kết cấu bê tông cốt thép

Phương pháp tính toán kết cấu bê tông cốt thép

Share on FacebookShare on Twittershare linkedin

Hai bài toán khi tính toán kết cấu bê tông cốt thép

Bài toán 1: Bài toán kiểm tra

Trong bài toán này, ta đã biết kích thước tiết diện của kết cấu và biết kết cấu đã bố trí cốt thép ra sao. Việc của chúng ta là kiểm tra xem kết cấu có đủ độ an toàn hay không.

Bài toán 2: Bài toán tính cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép

Là bài toán ngược của bài toán trên, ta biết kích thước tiết diện của kết cấu và phải đi xác định lượng cốt thép cần thiết để đảm bảo khả năng chịu lực và an toàn của kết cấu.

3 phương pháp tính toán kết cấu bê tông cốt thép

Phương pháp 1: Phương pháp ứng suất cho phép

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở khoảng đầu thế kỷ 20.

Với công thức sử dụng để tính toán là:

 σ<σcp

Trong đó:

  • σ: Là ứng suất do nội lực gây ra.
  • σcp: Là ứng suất cho phép của vật liệu.

Để xác định ứng suất σ do nội lực gây ra, người ta giả thiết vật liệu bê tông cốt thép làm việc hoàn toàn đàn hồi.

Nhược điểm của phương pháp này: Là chưa phản ánh đúng sự làm việc thực tế của bê tông, do bê tông không phải là vật liệu hoàn toàn đàn hồi.

Phương pháp 2: Phương pháp nội lực phá hoại

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở khoảng giữa thế kỷ 20.

Với công thức sử dụng để tính toán là:

k.Sc<Sph

Trong đó:

  • S: Là nội lực do tải trọng tiêu chuẩn gây ra
  • Sph: Là nội lực làm phá hoại kết cấu
  • k: Là hệ số an toàn, thường lấy k=1,5-2,5

Để xác định Sph người ta đã dựa vào nhiều kết quả thí nghiệm để xét sự làm việc thực tế có biến dạng dẻo của bê tông và của cốt thép và từ đó lập ra công thức tính toán cho các trường hợp chịu lực khác nhau.

Nhược điểm của phương pháp này: Là hệ số an toàn chung chưa phản ánh đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng tới độ tin cậy ( độ an toàn ) của kết cấu.

Phương pháp 3: Phương pháp trạng thái giới hạn trong tính toán kết cấu bê tông cốt thép

Là phương pháp được sử dụng để tính toán kết cấu bê tông cốt thép phổ biến hiện nay.

Trạng thái giới hạn là trạng thái mà từ đó trở đi kết cấu không thể thỏa mãn yêu cầu đề ra cho nó.

Và kết cấu bê tông cốt thép sẽ được tính toán theo 2 nhóm trạng thái giới hạn:

  1. Trạng thái giới hạn thứ nhất
  2. Trạng thái giới hạn thứ hai

Trạng thái giới hạn thứ nhất

Là trạng thái giới hạn về độ bền ( độ an toàn )

Trạng thái giới hạn này sinh ra nhằm đảm bảo cho kết cấu không bị phá hoại, không bị mất ổn định, không bị hư hỏng vì mỏi ( với kết cấu chịu tải trọng trùng lặp, rung động ) hoặc chịu tác dụng đồng thời của các yếu tố về lực và ảnh hưởng bất lợi của môi trường

Công thức tính toán về khả năng chịu lực theo trạng thái giới hạn 1.

S <= Sgh​Trong đó:

  • S: Là nội lực bất lợi do tải trọng tính toán gây ra.
  • Sph: Khả năng chịu lực của kết cấu khi nó làm việc ở trạng thái giới hạn.

Trạng thái giới hạn thứ hai

Là trạng thái giới hạn về điều kiện làm việc bình thường

Trạng thái giới hạn này sinh ra nhằm đảm bảo cho kết cấu không có những khe nứt hoặc những biến dạng quá mức cho phép.

Công thức tính toán theo trạng thái giới hạn 2.

acrc <= agh và f<=fgh​Trong đó:

  • acrc, f: Là bề rộng khe nứt và biến dạng của kết cấu do tải trọng tiêu chuẩn gây ra
  • agh, fgh: Là giới hạn cho phép của bề rộng khe nứt, của biến dạng nhằm đảm bảo điều kiện làm việc bình thường. Giá trị này láy theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế, và thông thường agh=0,05-0,4mm; độ võng giới hạn của dầm bằng (1/200-1/600) nhịp dầm.
Tags: bê tôngcốt thépkết cấukỹ thuậtthi côngtính toántư vấnxây dựng
Next Post
Khái niệm phân biệt cấu tạo móng băng móng cọc móng bè móng đơn

CẤU TẠO CÁC LOẠI MÓNG NHÀ TRONG XAY DỰNG

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

QUAN TÂM.

Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng

BẢN VẼ HOÀN CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

27 Tháng Một, 2021
Tiêu chuẩn quốc gia 12041-2017 kết cấu bê tông và bê tông cốt thép

TIÊU CHUẨN KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP

8 Tháng Một, 2021

XU HƯỚNG.

So sánh chi phí bê tông tươi với bê tông trộn thủ công

SO SÁNH BÊ TÔNG TƯƠI VỚI BÊ TÔNG TRỘN THỦ CÔNG

7 Tháng Một, 2021
Tư vấn việc lát gạch sân thượng nên hay không

TƯ VẤN LÁT GẠCH SÂN THƯỢNG NÊN HAY KHÔNG

23 Tháng Hai, 2021
Kinh nghiệm đổ bê tông tươi không bị nứt

KINH NGHIỆM THI CÔNG ĐỔ BÊ TÔNG TƯƠI

26 Tháng Một, 2021
Nguyên nhân và cách xử lý vết nứt tường bê tông nhà

CÁCH XỬ LÝ VẾT NỨT TƯỜNG NHÀ

25 Tháng Một, 2021
Cầu thang tại sao không nên đối diện cửa chính

TẠI SAO CẦU THANG KHÔNG NÊN ĐỐI DIỆN CỬA CHÍNH

19 Tháng Hai, 2021
Blog Xây Dựng

© 2021 Semode.

Blog Xây Dựng

  • About
  • Liên hệ

Follow Us

No Result
View All Result
  • KỸ THUẬT
  • TƯ VẤN
  • PHONG THỦY
  • TIÊU CHUẨN
  • BẤT ĐỘNG SẢN

© 2021 Semode.