Để nâng cao hiệu quả công năng cho các ngôi nhà và tạo nên không gian riêng đầy lãng mạn, các gia đình thường thiết kế thêm tầng áp mái và cải tạo thành phòng đọc, phòng làm việc hoặc thậm chí phòng ngủ. Tuy nhiên với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam thì chống nóng cho tầng áp mái là điều vô cùng cần thiết.
Hiện nay với sự phát triển của lĩnh vực kiến trúc – xây dựng cùng với sự ra đời của nhiều vật liệu mới, nhiều kiểu kiến trúc mới thì những cách chống nóng cho tầng áp mái không còn là điều khó khăn.
Tầng áp mái của những biệt thự đẹp khi được thiết kế ở các nước, các vùng xứ lạnh như ở Châu Âu và Hàn Quốc thì cũng không cần thiết phải sử dụng những vật liệu chống nóng hay cách thiết kế chống nóng, nhưng với mùa hè nhiệt đới ở nước ta thì đó là nhu cầu thiết thực nếu bạn muốn sử dụng tầng áp mái hiệu quả nhất.
Cách chống nóng cho tầng áp mái hiệu quả với các vật liệu chống nóng
Chống nóng cho tầng áp mái bằng trần và tường thạch cao
Trần thạch cao là giải pháp cách nhiệt chống nóng phổ biến cho những ngôi nhà phố, nhà cao tầng, chung cư và đặc biệt cho tầng áp mái. Cả hệ thống trần nổi và trần chìm đều có thể ứng dụng giải pháp cách nhiệt này để chống nóng. Khi thi công trần thạch cao, bạn có thể sử dụng thêm một lớp bông thủy tinh để đạt hiệu quả cao nhất cho tầng áp mái. Cách chống nóng cho tầng áp mái bằng trần thạch cao không chỉ làm tăng tính thẩm mĩ khi kết hợp với ánh sáng đèn điện nhiều kiểu dáng, trần thạch cao còn mang đến một không gian mát tự nhiên.
Trần chìm chống nóng: gồm 1 lớp khung trần chìm, 1 lớp tấm thạch cao có độ dày từ 9 – 15.8 mm, lớp bông thủy tinh có bạc dày 50mm.
Trần nổi chống nóng: gồm 1 hệ thống khung trần nổi, 1 lớp tấm thách cao có độ dày 9 – 15.8mm, 1 lớp bông thủy có có bạc dày 50mm.
Tương tự như trần thạch cao, bạn có thể bố trí thêm một lớp tường thạch cao cách nhiệt ở mặt tường hướng Tây, hoặc mặt tường nào chịu nhiệt trực tiếp từ bên ngoài nhà truyền vào để tránh lượng nhiệt truyền từ ngoài qua bề mặt tường.
Theo các chuyên gia xây dựng,nếu bạn kết hợp trần tường thạch cao chống nóng sẽ làm giảm từ 20 đến 30% nhiệt độ so với bên ngoài.
Cách chống nóng cho tầng áp mái bằng tôn cách nhiệt và sơn cách nhiệt
Nếu gia đình bạn lợp mái tôn thì có thể sử dụng tôn cách nhiệt để chống nóng cho tầng áp mái. Khắc phục nhược điểm hấp thụ nhiệt cao; các nhà sản xuất đã phủ một lớp PU cách nhiệt dày 16 mm bên dưới tấm tôn 5 sóng; cao 30 mm để cách nhiệt và đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tôn chống nóng sẽ tiết giảm được điện năng tiêu thụ so với sử dụng tôn thông thường. Ngoài ra, cách chống nóng cho tầng áp mái bằng tôn chống nóng còn có khả năng cách âm; ngăn được tiếng mưa rơi, tiếng ồn từ bên ngoài, đặc biệt là khả năng chống cháy. Với giá thành hợp lý, các loại tôn do VN hoặc liên doanh có giá từ 14000 – 29000 đồng/m2; tùy độ dày, mỏng và loại tôn.
Bên cạnh đó, hiện nay còn nổi lên loại sơn cách nhiệt mà theo các nhà sản xuất có thể giảm từ 35ºC; 30ºC xuống còn khoảng 20ºC; như vậy nếu kết hợp tôn cách nhiệt với sơn chống nóng với trần thạch cao; thì bạn sẽ có một không gian tầng áp mái vô cùng hoàn hảo; mà không cần lo sợ trong những ngày hè oi bức.
So với nhà thông thường thì nhà dùng sơn cách nhiệt; sẽ làm giảm đi lượng nhiệt hấp thụ khá nhiều, khoảng gần 10oC
Cách chống nóng cho tầng áp mái bằng các loại ngói dán lên lên mái bê tông
Nếu gia đình bạn có ý định lợp ngói; thì có thể sử dụng các loại ngói có khả năng chống nóng ;giảm nhiệt so với mái tôn như mái ngói xếp truyền thống; các loại ngói lợp phủ gốm rồi đóng trần gỗ ;vừa để chống bụi vừa để cách nhiệt nhưng để sửu dụng cách chống nóng cho tầng áp mái ; bằng cách lợp ngói cần đổ bê tông mái sử dụng li tô để dán ngói; để là giải pháp rất hữu hiệu.
Nếu như chiều cao tầng áp mái không thể đóng trần thì có thể ốp gỗ trực tiếp vào lớp mái bê tông; để chống nóng vì gỗ luôn mang đến cảm giác mát mẻ .
Cách chống nóng cho tầng áp mái bằng kiến trúc cửa sổ mái
Thiết kế cửa sổ mái phụ nhỏ
Chúng ta nên trổ cửa sổ đúng hướng để đón được gió; và ánh sáng tự nhiên vào căn phòng áp mái. Cửa sổ ở hướng Nam và Đông Nam sẽ giúp đón gió tốt; cửa sổ hướng Nam và Bắc giúp đón nhiều ánh nắng; không nên trổ cửa ở hướng Tây; vì hướng này sẽ khiến cho phòng nhận nhiều ánh nắng buổi chiều oi bức.
Không chỉ có tác dụng làm mát, thoáng khí mà cách chống nóng ; bằng cửa sổ mái phụ còn có tác dụng lấy sáng, thống gió. Hơn nữa còn làm tăng tính thẩm mĩ cho hệ thống mái; khi thiết kế thêm mái phụ che mưa gió nhô hẳn ra trên mái chính.
Tùy theo độ rộng và hướng phòng mà chúng ta sẽ chọn được hướng và kích thước cửa sổ cho phù hợp
Được bắt nguồn từ phương Tây; thiết kế mái phụ có ô cửa nhỏ giúp cho không gian thêm lãng mạn; thoãng đãng, hiện nay nó trở nên phổ biến hơn ở nước ta; với việc tạo sự mát mẻ cho tầng áp mái; chúng ta có thể làm ô cửa bằng chất liệu gỗ hoặc kính tùy ý thích.
Cách chống nóng bằng cách thiết kế cửa sổ kính lớn kiểu đẩy hoặc trượt trên mái
Bên cạnh cửa sổ mái phụ nhỏ nhắn, đáng yêu như tổ chim ấm cúng; bạn có thể tạo ra những ô cửa sổ bằng kính trên mái theo kiểu đẩy; hoặc trượt rồi che rèm để dễ dàng điều chỉnh độ sáng. Tuy nhiên với cách chống nóng này bạn nên thiết kế ô cửa sổ; theo hướng nam hoặc đông nam để mang đến nguồn gió mát tự nhiên vào mùa hè.
Khi kết hợp việc hút gió tự nhiên với các vật liệu chống nóng; chắc chắn bạn sẽ được tận hưởng căn phòng áp mái không gian vô cùng tuyệt vời.
Cách chống nóng bằng cách sử dụng nguồn điện làm mát
Những vật dụng làm mát mà chúng ta không còn xa lạ gì đó là điều hòa, quạt điện; quạt phun sương và hiện nay có cả hệ thống phun sương, phun nước làm mát mái tôn.
Hệ thống phun sương làm mát dần dần nhập cảng vào nước ta; càng ngày càng được sử dụng phổ biến; và được coi là biện pháp làm mát hiệu quả chỉ sau biện pháp phun nước làm mát .
Cách chống nóng cho tầng áp mái bằng hệ thống phun sương; hoạt động trên nguyên tắc bốc hơi nhanh, tức là, nước được nén dưới áp suất cao; qua những vòi được thiết kế đặc biệt (bec); sẽ được chuyển hóa thành dạng sương (hạt “bụi” nước) siêu mỏng sẽ khuếch tán; và không khí xung quanh. Khi đó, hạt sương sẽ bốc hơi nhanh và hấp thu nhiệt giúp giảm nhiệt độ từ 5 – 10ºC ; tăng độ ẩm không khí ”hạ nhiệt” và tạo một không gian thoáng mát, tươi khỏe. Tuy nhiên để tiết kiệm, chúng ta nên sử dụng phương pháp phun nước làm mát mái tôn.
Tuy nhiên nhược điểm của những dụng cụ làm mát là rất tốn kém và gây cảm giác bí bách không tự nhiên.